Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi tại Trường Mầm Non Dương Hà

Số trang: 28      Loại file: doc      Dung lượng: 1.35 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi tại Trường Mầm Non Dương Hà" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ có các kỹ năng tự phục vụ cơ bản góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi tại Trường Mầm Non Dương Hà ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG HÀSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁPMỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-4 TUỔI Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tác giả: Thạch Thị Thu Thủy Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Dương Hà Chức vụ: Giáo viênNĂM HỌC 2020 – 2021 Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi MỤC LỤC NỘI DUNG TRANGA/ ĐẶT VẤN ĐỀ 2-3I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3III/ THỜI GIAN NGHIÊN CÚU 3VI/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 - 18I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4-5II/ THỰC TRẠNG 5-61/ Những thuận lợi và khó khăn 52/ Điều tra thực trạng 6III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 6 - 161/ BP1: Xây dựng nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ 6-82/ BP2: Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động 8 - 123/ BP 3: Động viên , khích lệ trẻ kịp thời 12- 134/ BP 4: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức 13 - 155/ BP 5: Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài thơ. 15- 166/ BP 6: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ nhuynh 16 - 17IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 17 - 18C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19I. KẾT LUẬN 19II. KIẾN NGHỊ 19D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân.Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách một cách toàn diện chotrẻ, chính vì vậy mà giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việctạo nền tảng cho nhân cách một con người sau này. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong nhữngmặt quan trọng của việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện, có ảnhhưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách trẻ. Tự lập giúp cho con người nóichung, trẻ em nói riêng nhận ra được khả năng của mình và ý nghĩa của cuộcsống. Vì vậy, Luật Giáo dục (năm 2005) đã đưa ra những yêu cầu về phươngpháp giáo dục là: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sángtạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thựchành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên” (1). Hay nói cách khác, giáo dục 1/19 Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổiphải phát huy tính tự lập cho người học, điều đó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mớivà phát triển của xã hội. Để trẻ nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của xãhội, hòa nhập với cuộc sống mới thì việc hình thành tính tự lập cho trẻ ở nhữngnăm đầu tiên của cuộc đời trẻ là rất cần thiết, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ tuổi mẫugiáo. Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lý có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các sản phẩm nhân cách của con ngườiđặc biệt là trẻ 3- 4 tuổi. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của sự bắt đầu hình thànhtính tự lập là sự xuất hiện nhu cầu khẳng định mình, trẻ muốn tự làm một sốcông việc trong sinh hoạt hàng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khicòn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày màcòn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động,sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống sau này. Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầmnon là định hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻnhững cơ sở chuẩn mực ban đầu về nhân cách, phẩm chất cần thiết như: Mạnhdạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt và tự giác... đưa trẻ tham gia vào các hoạtđộng trong đời sống hàng ngày. Từ những biểu hiện của trẻ chúng ta nhận thấykhả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc và trongcác hoạt động trẻ có thể tự tin, kiểm soát, điều khiển các hành vi của mình. Tínhtự lập quyết định việc hình thành nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Hiện nay việc giáo dục tính tự lập cho trẻ đã được xã hội và các bậc phụhuynh quan tâm. Ở trường mầm non giáo viên cũng đã luôn tạo điều kiện chotrẻ được rèn luyện tính tự lập thông qua các hoạt động học tập và các hoạt độngsinh hoạt tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ. Tuy nhiên mớidừng lại ở yêu cầu cần đạt, chưa có các kế hoạch hay các biện pháp giáo dục cụthể. Mặt khác, do xã hội ngày càng phát triển, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2con, điều kiện kinh tế đủ đầy hoặc dư thừa, con cái lại ít nên phụ huynh thườnghay nuông chiều con, làm hộ hay cấm đoán trẻ nhiều việc mà trẻ có thể làmđược, từ đó dẫn tới trẻ bị thụ động, thiếu kỹ năng lao động, thiếu tự tin, sinh rathói quen dựa dẫm, ỉ lại cho người khác, làm cho tính tự lập của trẻ khó pháttriển. Thực tế cho thấy, không ít số trẻ mẫu giáo ở nướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: