Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 4-5 tuổi

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.41 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm giúp trẻ có thói quen chào hỏi khi gặp người lớn, trẻ biết chào hỏi đúng lúc đúng nơi và chào đúng thứ tự theo cấp bậc từ trên xuống. Nhằm giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh trường, lớp gọn gàng sạch đẹp. Bước đầu hình thành cho trẻ có thói quen trong nề nếp học tập như: ngồi học ngay ngắn nghiêm túc, ra vào lớp biết xin phép cô giáo. Khi tham gia hoạt động ngoài trời thì tuân thủ theo những yêu cầu, quy định của cô, của lớp, không chạy nhảy lung tung và hứng thú với hoạt động quan sát. Giáo dục trẻ trước khi ăn phải biết mời cô, mời bạn, khi ăn không nói chuyện, không nhai nhồm nhoàm, biết ăn hết khẩu phần ăn của mình và biết tên gọi, lợi ích của các loại thực phẩm. Giáo dục trẻ biết ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 4-5 tuổi1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài: Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ chính là một trong những bước hình thành vàphát triển nhân cách cho trẻ ở trường mầm non nói chung và ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi nóiriêng, ở độ tuổi này trẻ cũng mới bắt đầu nhận thức được việc mình làm đúng – sai, tốt –xấu mới phân biệt rõ mình và người khác, mình và thế giới xung quanh, biết được cácthông tin cơ bản về bản thân mình như tên trẻ, tên ba mẹ, địa chỉ nhà,... Trẻ rất quan tâm,chú ý đến những nhận xét của mọi người đến bản thân mình. Ở độ tuôi này, cô giáokhông nên so sánh trẻ này với trẻ khác, để tránh trẻ không nhận định rõ ràng về bản thânmình. Chính vì vậy vấn đề rèn nề nếp thói quen cho trẻ 4-5 tuổi là hết sức quan trọng vàcần thiết. Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ sẽ là cái kiềng vững chắc làm nền tảng choviệc hình thành và phát triển nhân cách sau này. Là một giáo viên mầm non, tôi được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi Mẩu giáo 4-5 tuổi, tại trường Mầm non Cự Nẫm. Đây là lứa tuổi rất khó so với các độ tuổi khác, sốlượng trẻ lại đông: đầu năm học lớp có 35 trẻ, nên việc đưa trẻ vào nề nếp là một vấn đềkhông chỉ ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có thời gian và lòng kiên trì thì việc rèn nềnếp thói quen cho trẻ mới có kết quả. Vì vậy, tôi thấy việc giáo dục đưa trẻ vào nề nếp đểtham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trongsuốt quá trình học tập của trẻ. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp, thói quen ngay từ những ngàyđầu năm học, những ngày mà trẻ không muốn rời xa bố mẹ để đến với cô giáo và cácbạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các côgiáo và đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên tôi đã suy nghĩvà mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 4-5tuổi”. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời góp phần thực hiện tốtphương pháp đổi mới giáo dục Mầm non trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là rèn nề nếpthói quen cho trẻ 4-5 tuổi.* Điểm mới của đề tài.Mặc dù nội dung của đề tài không còn mới, đã có nhiều người nghiên cứu. Nhưng trên cơsở tìm tòi tổ chức thực hiện tại lớp, bản thân tôi đã lựa chọn tìm ra các biện pháp sángtạo, mới lạ và phù hợp hơn, với tình hình thực tế của lớp tôi hướng dẫn trẻ thực hiện tốtviệc “Rèn nề nếp thói quen cho trẻ” nhằm giúp trẻ có nề nếp tốt, sáng tạo và hứng thú,tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức ban đầu về tất cả các lĩnh vực để trẻ phát triển mộtcách toàn diện hơn. 1.2. Phạm vi áp dụng:Đối với sáng kiến kinh nghiệm này, ngay từ đầu năm học 2019-2020 bản thân tôi đã lựachọn và đặng ký tên đề tài tôi đã cố gắng và tìm ra các biện pháp áp dụng và triển khaithực hiện, vận dụng ngay cho trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp tôi phụ trách tại trườngMầm non Cự Nẫm. 2. Phần nội dung: 2.1. Thực trạng của việc rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầmnon.* Tình hình chung:Qua thực tế hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi ở lớp tôi phụ trách để rèn nề nếp, thói quen cho trẻkhi chưa áp dụng các biện pháp nghiên cứu tôi đã nắm được một số thông tin như sau:Do điều kiện 100% trẻ sống ở vùng nông thôn, xa trường, mùa mưa đường sá đi lại khókhăn, một số trẻ ít được đi đây đi đó, ít được giao tiếp với nhiều người, hơn nữa bố mẹ trẻcũng chưa có kinh nghiệm trong việc dạy trẻ các kỹ năng nề nếp, thói quen lễ giáo, nềnếp học tập và các thói quen vệ sinh nên khi đến lớp trẻ còn rụt rè, chưa có thói quentrong mọi hoạt động. Hơn nữa năm học bị dán đoạn vì dịch bệnh covid 19 nên trẻ quênnhững kỹ năng nề nếp, thói quen của một số hoạt đông như: Vệ sinh rữa tay, lau mặt...Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ một cáchnhẹ nhàng, trẻ được hoạt động thoải mái, tự nhiên. Chứ không gò bó, áp đặt rèn luyện nềnếp, thói quen cho trẻ đạt được kết quả một cách tốt nhất.Ưu điểm: Một số trẻ đã hình hành được thói quen nề nếp như : Trẻ ăn mặc gọn gàng, sạchsẽ, bố mẹ quan tâm đến việc học hành của trẻ. Có một số trẻ tương đối mạnh dạn khi tiếpxúc với cô giáo và các bạn. Ban đầu trẻ đã biết chào hỏi người lớn, đến lớp chào cô giáo,chào bạn và các cô các bác trong trường, trẻ đã biết đi vệ sinh đúng nơi quy định và biếtvứt, bỏ rác vào thùng rác.Nguyên nhân: Đối với những trẻ này ở nhà được bố mẹ rèn luyện và hình hành cho trẻmột số kỹ năng ban đầu nên khi đến lớp trẻ mạnh dạn trong các hoạt động, tự tin tronggiao tiếp như bạn: Thùy Dương, Dương Anh…Một số trẻ là con đầu lòng, bố mẹ có điềukiện để chăm sóc giáo dục trẻ về mọi mặt nên trẻ đã hình thành được một số kỹ năngtrong giao tiếp và các hoạt động khác.Nhược điểm: Vào đầu năm học đa số trẻ đến lớp còn hay khóc, chưa có thói quen chào côgiáo, chào người lớn và chào bạn bè. Trẻ chưa có các kỹ năng trong giao tiếp, ví dụ như:trẻ chưa mạnh dạn, còn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: