Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 114.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non" nhằm tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm- xã hội, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non SÁNG KIẾNĐề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non 1. Đặt vấn đề: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triểntoàn diện cho trẻ, ảnh hưởng tới tâm tư, nhận thức, tình cảm và hành vi đạo đức củatrẻ. Bên cạnh đó, hoạt động chơi còn là hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ mầmnon. Thực tiễn từ hoạt động giáo dục trẻ cho thấy giáo viên vẫn còn lúng túng khitổ chức hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động góc cho trẻ. Trong lớp, đồ dùng,đồ chơi chưa phong phú, chưa kích thích sự tìm tòi của trẻ. Giáo viên thường để trẻthực hiện hoạt động vui chơi một cách tự do, chưa đặt ra các mục đích, nội dung cụthể cho trẻ. Để mục đích giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất, giáo viên cần có biện pháptổ chức hoạt động vui chơi hợp lí, phù hợp với lứa tuổi, đồng thời cần tạo môitrường chơi phong phú, đa dạng, kích thích khả năng tư duy và tính sáng tạo củatrẻ. Hoạt động góc tại trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện chotrẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần đượcchăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…Khôngnhững thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vuicủa mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của trẻ đẹp hơn vàrộng lớn hơn, tuổi thơ của các bé sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốtcuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho của trẻ. Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động giúp trẻphát triển nhận thức là cơ sở ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Chính vì vậy giáoviên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em,có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm- xã hội, thẩm mỹ,thể chất, ngôn ngữ, nhận thức. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các hoạt độnggóc thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Là một giáo viên mầmnon phụ trách lớp 4-5 tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góccho trẻ, vì vậy tôi tìm tòi các biện pháp để tổ chức hoạt động góc một cách có hiệuquả. Chính vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tổchức hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiếncủa mình. 2. Giải quyết vấn đề: 1 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Hoạt động góc trong trường mầm non được người lớn tổ chức, hướng dẫngiúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấyvà sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ra ở môi trường sống gầngũi trẻ, qua hoạt động góc, trẻ được vận dụng những kinh nghiệm và kỹ năng củamình để hoàn thành mục đích của trò chơi. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khảnăng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sứclực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hìnhthức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc. Để đạt được điều đó, trẻ phải tương tácvới đồ dùng, đồ chơi và các bạn trong góc chơi của mình. Các loại đồ chơi làm từ phế liệu, nguyên vật liệu mở luôn tạo được sự thíchthú, gây bất ngờ với trẻ. Những đồ chơi này đã góp phần tạo cho trẻ một trí tưởngtượng phong phú, sự khéo léo của đôi bàn tay, giúp tăng khả năng sáng tạo của trẻtrong hoạt động nhận thức cũng như trong cuộc sống. Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tựbổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậyđặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ đượctự do nghĩ ra nội dung chơi…Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốnkinh nghiệm của trẻ. Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởngtượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: Người mẹ, côgiáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của ngườilớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặctrưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sựgiả vờ ấy mang tính chất rất thật. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiệncác trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốnhiểu biết của trẻ được mở rộng như: Tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng,những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thànhtính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ,tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương ái…Đây chính lànhững phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này. 2.2. Thực trạng của vấn đề: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: