Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà

Số trang: 27      Loại file: doc      Dung lượng: 16.14 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà đạt hiệu quả nhằm giúp trẻ nắm chắc được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng và xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON C TỨ HIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN PHỐI KẾT HỢP VỚI PHỤHUYNH PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH COVID 19 CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC TẠI NHÀ. Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Như Quỳnh Đơn vị công tác: Trường mầm non C xã Tứ Hiệp Chức vụ: Giáo viên. NĂM HỌC 2021 – 2022 2 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp, thực hiệncông điện số 06/CĐ-UBND và công văn số 1142/SGDĐT-CTTT v/v thông báocho học sinh tạm dừng đến trường nhằm đảm bảo công tác phòng-chống dịchbệnh covid-19 Năm học 2021 – 2022, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở GDMN thực hiệnnghiêm công tác phòng, chống dịch, không tổ chức dạy học trực tuyến với trẻmầm non. Cần phối hợp với phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, bước vào năm học mới yêu cầuđầu tiên của Bộ GD&ĐT đối với các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) phảibảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. Chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ đảm bảoan toàn trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch. Làm tốt công tác y tế trường họctheo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tăngcường công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong bối cảnh tình hìnhdiễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Với trẻ nhỏ sức đề kháng chưa cao, nếu không được chăm sóc cẩn thận,chu đáo sẽ dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Trong thời điểm thế giới bùng phát dịchCovid- 19 và lan truyền vào Việt Nam, tôi đã rất trăn trở tìm mọi cách để có thểphòng tránh dịch bệnh cho bản thân, cho gia đình và đặc biệt là cho trẻ nhỏ ởlớp mình. Tôi đã suy nghĩ, phối hợp cùng với giáo viên trong lớp thực hiện cácbiện pháp để phòng chống bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy làm thế nào để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, học sinh cáchphòng tránh các dịch bệnh Covid-19 trong thời gian nghỉ dịch? Đó cũng chính làlý do mà năm học 2021 - 2022 tôi đã đi sâu nghiên cứu: “Một số biện pháptuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 chotrẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà”. 2. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng: - Đánh giá thực trạng về việc chăm sóc sức khỏe của trẻ trong thời giannghỉ dịch. Từ đó tìm ra các biện pháp để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynhphòng chống dịch bệnh covid-19 cho trẻ tại nhà. - Đi sâu vào nghiên cứu những kiến thức, kỹ năng, cách phòng tránh dịchbệnh để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe trẻ trong thờigian phòng chống dịch bệnh covid-19 tại nhà đạt hiệu quả. 3 3. Mục đích nghiên cứu: - Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻtrong thời gian nghỉ học tại nhà đạt hiệu quả nhằm giúp trẻ nắm chắc đượcnhững kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân,cộng đồng và xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Phụ huynh học sinh, trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu cóliên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp thực hành. + Phương pháp dùng lời. 6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022 4 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứutổng kết kinh nghiệm: Covid-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, TrungQuốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Virus COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính: - Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho,hắt hơi, sổ mũi). - Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay ngườibệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh. - Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễmvirus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. - Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bịphơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Các triệu chứng khi nhiễm virus COVID-19 khá giống với cảm lạnh. Do đóđể xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu chứngCOVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm: - Đau nhức đầu, khó chịu - Sốt cao (trên 38 độ) - Chảy nước mũi - Ho hoặc đau họng - Cảm thấy khó thở - Đau cơ, mệt mỏi Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khácnhau. Thời gian ủ bệnh COVID-19 từ 2 đến 14 ngày. Lúc này, trong cơ thể đã cóvirus nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Khi khởi phát, COVID-19 sẽ gây sốt,tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh nhân tửvong, nhất là các trường hợp có bệnh nền Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của conngười, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay.Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhântài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mụctiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việcgiáo dục và bảo vệ sức khỏe cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: