Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khối mẫu giáo tại trường mầm non Yên Lạc

Số trang: 27      Loại file: docx      Dung lượng: 12.42 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khối mẫu giáo tại trường mầm non Yên Lạc" nhằm giúp cán bộ, giáo viên nắm chắc và thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên cần xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thời gian, địa điểm phù hợp với lợi ích, nhu cầu, khả năng của trẻ. Linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp khi hoàn cảnh thay đổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khối mẫu giáo tại trường mầm non Yên LạcMục lục 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Sinh thờiBác đã từng nói: Không có giáo dục thì không nói gì đến kinhtế, văn hóa. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu,động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đóchính là thế hệ trẻ.[1]Giáo dục mầm non là một mắt xích quan trọng trong nền giáo dục của Việt Nam.Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong các bậc học, giáo dục mầm nonthực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 72tháng tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển cho trẻ về thể chất, tìnhcảm, ngôn ngữ, tư duy và hình thành những tiền đề đầu tiên cho nhân cách trẻsau này.[2] Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trênđường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khácnhau trên thế giới.Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Hiệnnay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực vàtiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đươngđầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nhiệm vụ cần thiếtnhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong thời đại lànhằm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn[3]. Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâmsinh lý của trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trítuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt. Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng tacần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầmnon tương lai của đất nước.Cần biết rằng những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ cóảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ.Các trải nghiệm trongnhững năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phải được xâydựng trên những gì trẻ đã biết và trẻ có thể làm. Điều này có nghĩa là chúng taphải cẩn trọng, không cố gắng dạy cho trẻ những gì quá khó để trẻ có hiểu vàlàm được[4]. Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm tiến bộ vềvị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên.Quan điểm này định hướng cho giáoviên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lậpkế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non.Vậy tại sao phải thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?thì chúng ta biếtrằng:Mỗi con người có sự khác biệt về:hoàn cảnh, điều kiện sống, thể chất, sởthích, năng lực, trình độ…mà trẻ emkhông phải ngoại lệ. Dạy trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm có đến 5 tiêu chí: Một là Xây dựng môi trường giáo dục; Hai là: Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Ba là: Tổ chức các hoạt động giáo dục; Bốn là: Đánh giá trẻ; Năm là: công tác phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh và các đoàn thể. Là người phụ trách chuyên môn khối mẫu giáo, bản thân tôi luôn quantâm và trách nhiệm trong việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện có hiệu quảcông tác chuyên môn. Năm học 2021-2022 này bản thân tôi tập trung đi sâu vàotiêu chí xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chỉ đạo giáo viên tựxây dựng được kế hoạch giáo dụctheo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợpvới điều kiện thực tế của trường, của lớp, của địa phương và tình hình dịch bệnhcovid-19, đặc biệt phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình phụ trách, sao chođảm bảo mỗi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực, trẻ học thôngqua chơi và bằng nhiều cách khác nhau, trẻ hoạt động tích cực bằng nhiều hoạtđộng khác nhau như bắt chước, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sángtạo, hợp tác, chia sẻ… Trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện tiêu chí xây dựng kế hoạchgiáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi đã đúc rút cho mình một số biện pháp chỉ đạovà lựa chọn nghiên cứu xây dựng đề tàiMột số giải pháp chỉ đạo giáo viên xâydựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng caochất lượng giáo dục cho trẻ khốimẫu giáo tại trường mầm non Yên Lạc 1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp cán bộ, giáo viên nắm chắc và thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạchgiáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên cần xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng,đồ chơi, học liệu, thời gian, địa điểm phù hợp với lợi ích, nhu cầu, khả năng củatrẻ. Linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp khi hoàn cảnh thay đổi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tập trung vào Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáodục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dụccho trẻ khối mẫu giáo tại trường mầm non Yên Lạc. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: