Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở Trường Mầm non Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.27 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở Trường Mầm non Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở Trường Mầm non Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấytrẻ làm trung tâm có hiệu quả ở Trường Mầm non Hải Chánh, Hải Lăng, QuảngTrị II. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Chúng ta biết rằng Môi trường giáo dục (MTGD) trong trường Mầm non(MN) là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởngđến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MN và hiệu quả của những hoạtđộng này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dụctrẻ. “Có thể nói, việc xây dựng MTGD trong trường MN là thực sự cần thiết vàquan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức,hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thôngqua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển một cách toàn diện”.Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp vàngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự pháttriển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết củatrẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Cùng với môi trường vật chất xung quanh trẻ là môi trường xã hội, là môitrường giao tiếp thân thiện cởi mở giữa cô với trẻ, giữa cô với cô, cô với phụhuynh, trẻ với phụ huynh và trẻ với trẻ và với môi trường xung quanh sẽ tạo cơhội cho trẻ được chia sẻ, nói lên những tâm tư nguyện vọng, mong muốn của trẻđối với cô và các bạn, nhờ vậy mà cô hiểu hơn về trẻ, trẻ trong lớp hiểu nhauhơn, phụ huynh hiểu hơn về khả năng sơ thích, nguyện vọng của con em mình.Từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả của các hoạt động cũng caohơn, trẻ thích được đến trường hơn vì ở đó có cô và các bạn, có các đồ dùng đồchơi và môi trường xung quanh để trẻ sáng tạo. Trong những năm qua, xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm(LTLTT) đã được các cấp quản lý từ Sở, Phòng, địa phương từng bước quantâm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Xâydựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong trường MN. Trên cơ sở Kếhoạch thực hiện chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, PhòngGiáo dục và Đào tạo huyện Hải Lăng đã ban hành bộ tiêu chí “Xây dựng trườngmầm non lấy trẻ làm trung tâm” nhằm định hướng chỉ đạo cho các trường MNtrong huyện xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề. Thực tế ở trường MN Hải Chánh hiện nay việc nâng cao chất lượng xâydựng trường MN LTLTT đã được nhà trường triển khai thực hiện và cải thiệnmột cách có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn cònkhó khăn, hạn chế, bất cập như giáo viên chưa nắm chắc quan điểm và tinh thầnxây dựng trường MN LTLTT, hoặc các tiêu chí xây trường mầm non LTLTTcòn chưa nắm hết, Việc phụ huynh bỏ mặc việc giáo dục và chăm sóc trẻ là củacô giáo, Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội chưa quan tâm nhiều đếnviệc chăm lo đầu tư cho giáo dục trẻ mà ủy thác lại cho nhà trường. Nhận thứcđược tầm quan trọng của xây dựng trường MN LTLTT đối với sự phát triển vàthành công của trẻ trong cuộc sống, trước thực trạng của địa phương, nhà trườngvà nhiệm vụ được giao tôi rất băn khoăn trăn trở tìm giải pháp tối ưu để pháthuy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên và huy động mọi lực lượng,các tổ chức xã hội chung tay xây dựng trường MN LTLTT một cách có hiệu quảcho nhà trường đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp về thựchiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường MN theo quanđiểm xây dựng trường MN LTLTT, vì vậy tôi chọn đê tài “Một số giải pháp chỉđạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở trường mầmnon Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị” 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm xây dựng trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cóhiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâmcó hiệu quả ở trường mầm non Hải Chánh, huyện Hải Lăng 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Trường Mầm non Hải Chánh 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liêụ; - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực ti n. - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp nghiên cứu các sản ph m hoạt động; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 6. Thời gian nghiên cứu - Bắt đầu tháng 9 năm 2020 - Kết thúc tháng 4 năm 2021 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng trường MN LTLTT. 1.1. Môi trường giáo dục: Môi trường nói chung được hiểu là tổng thểcác yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khungcảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển. Từ khái niệm đó, chúng ta có thể hiểu: “MTGD trong trường MN là tổhợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đếnhoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN và hiệu quả của những hoạtđộng này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dụctrẻ”. Có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau nhưng theo tôi cách phânchia MTGD thành môi trường vật chất và môi trường xã hội giúp cán bộ vàgiáo viên trường mầm non và thực hiện có hiệu quả Môi trường vật chất trongtrường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phụcvụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vậtchất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triểntoàn diện về thể chất, trí tuệ, th m mĩ, đạo đức, kỹ năng xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: