Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để giúp trẻ phát triển nhận thức thông qua hoạt động nhận biết tập nói để từ đó nâng dần kết quả học tập của trẻ. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những hình thức hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON LÝ THƯỜNG KIỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nóiLĩnh vực/ Môn: Giáo dục nhà trẻCấp học: Mầm nonHọ và tên: Nguyễn Thị VânChức vụ: Giáo viên lớp Nhà trẻĐT: 01222265255Email: khoatran0908@gmail.comĐơn vị công tác: Trường mầm non Lý Thường Kiệt Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 1 MỤC LỤC Nội dung TrangMỤC LỤC 1I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 21. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề 2nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm2. Thực trạng vấn đề 33. Biện pháp tiến hành 34. Hiệu quả SKKN 7III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71.Ý nghĩa của SKKN 72.Nhận định chung 73.Bài học kinh nghiệm 84. Ý kiến đề xuất 8PHỤ LỤC 9IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được một đến 2 từ, lời nói của trẻ còn chưa rõràng mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nóikhông rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô. Mặt khác các cháu còn nhỏnên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầucủa cô giáo. Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tụchoàn chỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể. Thông qua quá trình quan sát ở những giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôithấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nóinhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ độngnhiều trẻ rất muốn nói những lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩyêu cầu của mình dẫn đến tình trạng cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô khônghiểu trẻ nói gì, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp. Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáodục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầmquan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt độngnhận biết tập nói. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháptối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáodục hiện nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số hình thức dạy trẻ 24 – 36tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói” để làm đề tàinghiên cứu. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứutổng kết kinh nghiệm Hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và mộtsố đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từvà mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm đượcở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đóthấy được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngônngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầucủa giáo dục, giúp trẻ không chỉ biết lắng nghe để thể hiện suy nghĩ, tình cảm vàý kiến của mình mà còn chuẩn bị cho việc làm quen với văn học và chữ viết ởnhững lớp học trên. Đối với trẻ 24 -36 tháng có trẻ nói ít, chậm nói, chưa biết nói, vậy để pháttriển cũng cố vốn từ cho trẻ thì ngoài việc giáo viên có kỹ năng sư phạm tốtcũng cần phải cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học hỏi thông qua các hình 2ảnh, mô hình trực quan, giáo viên cần dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, có sự phối kếthợp giữa gia đình và nhà trường để hoạt động nhận biết tập nói đạt hiệu quả cao.Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trườngmới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ còn hay khóc, chưa chịuhọc, chịu chơi vì vậy việc phát triển vốn từ còn nhiều hạn chế. Qua đó tôi thấy cần phải tìm ra các biện pháp để giúp trẻ phát triển nhậnthức thông qua hoạt động nhận biết tập nói để từ đó nâng dần kết quả học tậpcủa trẻ. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những hình thức hữu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: