Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.55 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm hiểu và nắm vững mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện chuyên đề “Củng cố và nâng cao chất lượng vệ sinh đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non”. Trẻ biết làm một số công việc vệ sinh cá nhân phục vụ cho trẻ. Hình thành cho trẻ nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân. Trẻ hứng thú tích cực, chủ động tham gia làm vệ sinh cá nhân, qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất và tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nước ta đang phát triển mạnhmẽ như hiện nay ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng luôn nhậnđược sự quan tâm đặc biệt của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non là việc làm cần thiếtnhằm giúp trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe,hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn năng lực có chấtlượng trong tương lai, không phải trẻ nào cũng có thói quen rửa tay lúc bẩn và sau khi đivệ sinh, biết rửa mặt, xúc miệng nước muối sau khi ăn… Để tạo được kỹ năng, thói quenvệ sinh tốt cho trẻ đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên hết sức quan trọng. Giáo viên phảithường xuyên rèn luyện và tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nhiều hìnhthức khác nhau. Mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sócgiáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kỹ năngsống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống và phát triển một cách khỏemạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết từnhỏ thì sẽ tạo nên móng vững chắc cho trẻ về sau này. Trong thực tế khi trẻ đến trườngtrẻ chưa có thói quen và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, trẻ chưa biết rửa tay, rửamặt, sức miệng nước muối sau khi ăn... như thế nào cho sạch và đúng cách. Việc rèn kỹnăng vệ sinh để trở thành kỹ năng vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ là một việc làm khó. Làmthế nào để rèn được kỹ năng rửa tay, rửa mặt cho trẻ một cách tự giác và đúng quy trình. Hiểu được tầm quan trọng của việc hình thành và giáo dục kỹ năng vệ sinh cánhân cho trẻ, năm học này tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tìm ra những biện pháp rèn kỹnăng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp 3 tuổi C1 trường mầm non Trung Lập. Mục đích nghiên cứu: Giáo viên biết lập kế hoạch rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ,thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày. Hiểu và nắm vững mục tiêu, yêu cầu của việcthực hiện chuyên đề “Củng cố và nâng cao chất lượng vệ sinh đảm bảo an toàn cho trẻtrong trường mầm non”. Trẻ biết làm một số công việc vệ sinh cá nhân phục vụ cho trẻ.Hình thành cho trẻ nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân. Trẻ hứng thú tích cực, chủ độngtham gia làm vệ sinh cá nhân, qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển về mặtnhận thức, ngôn ngữ, thể chất và tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ. II. NỘI DUNG. 1. Thực trạng. Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công chăm sóc giáo dục trẻ lớp 3 tuổi C1 vớitổng số trẻ là 25 trẻ. Để việc áp dụng biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫugiáo 3 – 4 tuổi đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát và đánh giá một sốnội dung liên quan đến thao tác vệ sinh, ý thức và tình trạng sức khỏe của trẻ lớp tôikhi tham gia hoạt động vệ sinh cá nhân như sau: Kết quả khảo sát thực tế trên 25 trẻ lớp 3 tuổi C1 2 Cất và sắp xếp đồ Kĩ năng rửa tay Kĩ năng rửa mặt Mức độ dùng cá nhân Đạt Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ % Tốt 5 20% 4 16% 9 36% Khá 9 36% 9 36% 10 40% Trung bình 11 44% 12 48% 6 24% Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy lớp mình đa số trẻ còn vụng về trongthao tác vệ sinh cá nhân. Những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân trẻ đều chưa nắmđược, trẻ chưa có kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, chưa biết rửa mặt đúng quy trình. Điềuđó càng thôi thúc tôi đi sâu tìm tòi một số biện pháp tốt nhất để giúp trẻ rèn kỹ năng vệsinh cá nhân. 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp. 2.1. Cơ sở lý luận. Đối với trẻ mầm non việc rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ có vai trò quantrọng, góp phần tích cực vào việc phát triển nhân cách toàn diện, đặc biệt là kỹ năng làmvệ sinh cá nhân, kỹ năng lao động học tập và sinh hoạt. Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi bằng học”, nhận thức của trẻ đi từ thử nghiệmđến nhận biết, hiểu và trải nghiệm cuộc sống để biến thành vốn hiểu biết và kinh nghiệmcủa cá nhân. Trẻ 3 - 4 tuổi chưa ý thức được mục đích hoạt động của mình, thường thiếuchủ động, nhiều khi hành động theo ý thích của mình, ngẫu hứng. Đồng thời khả năng tựđiều khiển bản thân còn yếu, trẻ chưa tin vào khả năng của chính mình, do đó cô giáo cầnrèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất cần thiết vì nó hình thành ở trẻ kỹ năng, thóiquen hành vi có văn hóa, giúp trẻ có sức khỏe tốt ảnh hưởng đến tư duy, tưởng tượng vàtrí tuệ của trẻ sau này. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Trường MN Trung Lập nằm ở Trung tâm xã, giao thông đi lại thuận tiện. Trường cóhai khu, chia làm 16 lớp với tổng số 420 trẻ, riêng khối 3 tuổi có 4 lớp với tổng số 104 trẻ.Khung cảnh nhà trường khang trang mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch đẹp. Khi thực hiện biện pháp “Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” tôigặp những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi. Nhà trường cung cấp đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho lớp phục vụ cho công tácchăm sóc vệ sinh như: Xà phòng rửa tay, xà phòng giặt, khăn mặt, nước lau sàn...nêncũng có nhiều thuận lợi. Ban giám hiệu quan tâm sâu sát trong công tác kiểm tra, chỉ đạo theo từng chủ đề. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: