Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng một số bài giảng E-learning dạy trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Số trang: 39      Loại file: doc      Dung lượng: 15.58 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Xây dựng một số bài giảng E-learning dạy trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân" được hoàn thành với các biện pháp như: Tìm hiểu kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ thông qua các bài tập khảo sát; Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân phù hợp với chủ đề và lứa tuổi; Sưu tầm âm thanh, hình ảnh, video tình huống dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng một số bài giảng E-learning dạy trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thânXây dựng một số bài giảng E – Learning dạy trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết trong thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin vềnhững vụ việc trẻ em gặp phải tai nạn thương tích như bị dị vật đường thở, bịđuối nước. Và trong cuộc sống hàng ngày có muôn vàn sự việc ngoài ý muốnmà trẻ có thể gặp phải như: Trẻ bị đứt tay do nghịch dao, trẻ bị ngã, trẻ bịbỏng…Thống kê gần đây nhất trong bản báo cáo tổng hợp về phòng chống tainạn thương tích trẻ em Việt Nam của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)cho thấy bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, tai nạn giao thông, ngạt, đuối nước,điện giật... là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trung bình 8.000 trẻem Việt Nam mỗi năm. Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.Tại sao trẻ thường hay gặp phải những tai nạn như vậy? Thực tế rõ ràng là ngườilớn chúng ta không thể theo sát bảo vệ trẻ mọi lúc mọi nơi, vì nếu người lớnchúng ta có thể theo sát bảo vệ trẻ mọi lúc, mọi nơi thì chắc chắc những sự việctrên không bao giờ xảy ra? Vậy người lớn chúng ta nên làm gì? Tích cực tìmcách theo sát trẻ mọi lúc, mọi nơi hơn nữa, hay tìm cách giáo dục trẻ để trẻ có kỹnăng tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm của cuộc sống. Thực tế là cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được hạnh phúc, đượcbình an. Tâm lý chung của các bậc cha mẹ, người lớn là thường hay sợ hãi, lolắng, tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro nhưng lại quên giải thíchcho trẻ lý do tại sao và hậu quả có thể xảy ra là gì. Điều này khiến trẻ với tâm lýthích khám phá lại càng tò mò hơn. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều không thể có khảnăng làm được mọi thứ một cách ngẫu nhiên. Đó là kết quả của quá trình tiếpthu, thích nghi với các tri thức, kinh nghiệm xã hội lâu dài. Và lẽ dĩ nhiên, trẻem khi sinh ra không thể tự nhiên có được kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp,kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến, kỹ năng tự bảo vệ bảnthân... Càng có những kỹ năng này sớm bao nhiêu thì trẻ càng có nền tảng vữngchắc để phát triển toàn diện. Trẻ càng lớn càng cần phải tự lập. Chính bản thântrẻ theo vòng quay phát triển tự nhiên cũng sẽ trở thành những ông bố, bà mẹ.Vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiếtmà người lớn không thể bỏ quên. Chỉ có trang bị cho trẻ kiến thức, giúp trẻ biếtcách phát hiện những nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và xử lý các tìnhhuống nguy hiểm khi gặp phải, biết tự bảo vệ bản thân là việc làm hữu hiệu nhấtthiết thực nhất trong quá trình đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ tự tin khám phá thếgiới với sự chủ động kiểm soát của bản thân. Điều này có tác dụng lớn thúc đẩysự trưởng thành của trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể tự bảo vệbản thân mình trước các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. 1/38Xây dựng một số bài giảng E – Learning dạy trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân Bản thân tôi là một giáo viên mầm non đã công tác nhiều năm trong nghề.Tôi nhận thấy giáo viên mầm non càng cần phải cung cấp kiến thức, kỹ năng tựbảo vệ bản thân cho trẻ. Một lớp có rất đông học sinh, giáo viên không thể nàobao quát hết 100% trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ mầm non thường lại rất hiếuđộng, tò mò, thích khám phá. Trẻ chưa phân biệt được thế nào là nguy hiểm,không ý thức được hậu quả của sự việc. Cô giáo có bảo trẻ là ngã đấy, cẩn thậnbị bỏng đấy, bị điện giật đấy, cô giáo có thể ngăn không cho trẻ lại gần nhữngvật dụng gây nguy hiểm, nhưng chỉ cần sơ sểnh một phút, với bản tính tò mò trẻcàng thích khám phá, trẻ sẽ làm trái lời cô giáo và hậu quả là khôn lường. Đặcbiệt là với trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, nhận thức, kinh nghiệm sống của trẻ cònrất hạn chế. Trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thực sự không khó, và phải được tiếnhành càng sớm càng tốt. Ngày nay công nghệ thông tin đã và đang được ứngdụng rộng rãi trong các nhà trường. Cụm từ “bài giảng E – Learning” đã trở nênquen thuộc với rất nhiều giáo viên mầm non. Qua quá trình công tác tôi nhậnthấy, việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân chưa được các giáo viên quantâm đúng mức, hình thức giáo dục chưa phong phú, chưa thật sự đi vào chấtlượng và chiều sâu. Đa số là sử dụng các hình thức truyền thống, trẻ chưa thựcsự hứng thú tham gia. Việc sử dụng bài giảng E – Learning quả thật sẽ là mộtviệc làm vô cùng hữu ích giúp trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bảnthân. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, trong gia đình, trong nhàtrường đều sẵn có các công cụ kết nối mạng Internet. Với bài giảng E –Learning trẻ có thể được học về kỹ năng tự bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi,miễn là ở đó có phương tiện kết nối Internet. Ngoài học ở trường về nhà trẻ cóthể học cùng bố, mẹ, anh, chị, em. Trẻ mầm non dễ nhớ nhưng chóng quên, vớihình thức dạy học này trẻ có thể được học đi học lại nhiều lần, giáo viên cũngkhông mất công sức nói đi nói lại một bài học, giúp khắc sâu kiến thức từ đóhình thành kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ. Bên cạnh đó, bài giảng E – Learning với cáccông cụ Mutimedia, hình ảnh âm thanh sống động rất phù hợp với đặc điểm tâmlý của trẻ, hấp dẫn trẻ tham gia. Đây sẽ là một hình thức dạy trẻ kỹ năng tự bảovệ bản thân mới mẻ, có nhiều ưu điểm hỗ trợ tuyệt đối cho các hình thức giáodục truyền thống khác, giúp nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới hình thức,giúp giáo viên bắt kịp với những đổi mới của xu thế giáo dục hiện đại. Bài giảngE – Learning cũng đã được tôi sử dụng trong một số hoạt động khác của trẻ như:Làm quen văn học, làm quen với toán và đều thu được hiệu quả rất cao. Nhận thức được tất cả các vấn đề trên cũng như ý nghĩa của việc giáo dụctrẻ “Kỹ năng tự bảo vệ bản thân”. Bản thân tôi là một giáo viên luôn tích cực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: