Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mẫu giáo: Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.61 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm gíúp trẻ biết thể hiện ý thức của bản thân. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động. Hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mẫu giáo: Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệthống giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng ,giáo dục tốt, thì sẽ hình thành nhân cách tốt. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọngtrong sự hình thành và nhân cách của trẻ , đây là giai đoạn tiền đề để hình thànhnhân cách cho trẻ sau này, đó là những cơ sở ban đầu của nhân cách con ngườimới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì vai trò của giáo dục trongviệc hình thành nhân cách, tác phong con người của trẻ ở đội tuổi mầm non ởtrong nhà trường là hết sức quan trọng. Nó là nền tảng sau này để hình thành vàphát triển nhân cách .Do vậy trẻ cần đựợc học cách quan tâm đến mọi người mộtcách thường xuyên chứ không chỉ thấy ai gặp khó khăn mới giúp đỡ, cần dạy trẻbiết quan tâm, chú ý đến người khác, luôn vui vẻ,cảm thông, ân cần, thân thiện,xử sự có trách nhiệm với người thân trong gia đình và bạn bè. Cho nên chúng tacần giáo dục tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ từ rất sớm và nó đựợc duy trìthường xuyên trong gia đình và nhà trường. Do vậy, việc phát triển tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi làđiều kiện vô cùng quan trọng để hình thành nhân cách con người sau này. Quaquá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy việc lựa chọn và áp dụng các chỉ số vàocác hoạt động nhằm phát triển tình cảm và quan hệ xã hội là rất cần thiết cho sựhình thành nhân cách sau này của trẻ . Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài“Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội chotrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vựctình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm gíúp trẻ biết thểhiện ý thức của bản thân. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạtđộng. Hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ biết quan tâm đến môitrường, có thái độ và thể hiện những việc làm đúng đắn với môi trường. Biếtquan tâm tới mọi người, thể hiện cảm xúc của mình với bạn bè, cô giáo vànhững người thân, biết đau với nỗi đau của người khác.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:- Biện pháp dạy biết tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.- 35 trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 trong trường mầm non tôi đang công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu.- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế.- Phương pháp trải nghiệm: Trẻ được thực tế thực hiện các kỹ năng. 5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:-Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo lớn A1, trường mầm non tôiđang công tác.- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong vòng 7 tháng, bắt đầu từtháng 9/2020 đến hết tháng 3/2021. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/81. Cơ sở lý luận: Ở giai đoạn này khả năng kiềm chế của trẻ tốt hơn. Do vậy, trẻ có thể phụctùng các mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của người lớn, song các nhiệm vụ đề raphải rõ ràng và dễ hiểu, các yêu cầu phải phù hợp với độ tuổi. Trong khi hànhđộng, trẻ không bị phụ thuộc vào các tình huống trực tiếp trong trò chơi và cáchoạt động khác, trẻ hành động phù hợp với mục đích xa hơn và tự kiềm chếmình trong thời gian lâu hơn. Tuy khả năng kiềm chế tốt hơn ở độ tuổi trướcnhưng trẻ chưa kìm chế đựợc một cách đầy đủ các rung động của mình và cácxúc cảm trực tiếp.Trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tính kiên trì thường xuyên và có ýthức hơn, trẻ đã có thể đánh giá các trở ngại một cách đúng hơn và biết lượngsức mình để khắc phục trở ngại đó. Sự động viên khuyến khích của người lớn cóảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tự tin vào sức lực và khả năng của mình.Ngược lại, sự đánh giá một cách gay gắt và tiêu cực sẽ làm cho trẻ nản trí. Trẻbắt đầu có sự quan tâm đến các hoạt động trong nhóm bạn, tình cảm ổn định bắtđầu nảy sinh, chúng sẵn sàng chia sẻ với các bạn và việc có bạn bắt đầu trở nênquan trọng đối với trẻ. Hầu hết trẻ mẫu giáo lớn đều cảm thấy tự tin và thể hiệnbản thân mình thông qua những thành tích của bản thân chúng. Trẻ muốn đượckhẳng định, muốn đựợc sống và làm việc như người lớn, muốn nhận thứuc sựvật và hiện tượng xung quanh. Đặc biệt những động cơ đạo đức, thể hiện thái độcủa trẻ với người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển cácđộng cơ hành vi của trẻ. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Thuận lợi. Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo quận Long Biên,cùng vớisự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm bồidưỡng và nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, tăng cường cho đikiến tập những tiết học hay tại các trường bạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: