Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập giúp học sinh khiếm thị lớp 1 rèn luyện cơ bàn tay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 761.65 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm đi sâu vào đối tượng là học sinh khiếm thị lớp 1 bởi các em còn nhỏ và chưa được trải qua một trường lớp nào, lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên làm quen với sách vở, bảng con, bút viết,... những bài tập cũng là những bài luyện tập cơ bản cho đôi tay như: cầm nắm, phối hợp cử động các ngón tay, phối hợp cử động hai bàn tay, việc luyện tập các động tác cơ bản sẽ giúp các em có thể đọc viết một cách tốt hơn, hỗ trợ cho việc học tập và giúp các em tự tin, hòa đồng với các bạn trong trường. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập giúp học sinh khiếm thị lớp 1 rèn luyện cơ bàn tayMỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 1RÈN LUYỆN CƠ BÀN TAYI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI“Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”Đó là những đúc kết của cha ông ta từ xa xưa về giá trị của đôi mắt và đôi tay.Chúng ta sống và làm việc có hiệu quả là nhờ vào đôi mắt biết quan sát và đôi taykhéo léo. Nếu thiếu một trong hai bộ phận đó, con người sẽ gặp rất nhiều khó khăntrong sinh hoạt cũng như làm chủ thế giới.Đối với người bình thường, có một đôi mắt tinh tường, đôi tay chắc khỏe làcó thể dễ dàng làm được mọi việc. Nhưng với người khiếm thị, đôi mắt bị khiếmkhuyết đã làm cho họ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàngngày. Những người khiếm thị không thể quan sát mọi vật và sự việc xung quanhmột cách rõ ràng đầy đủ. Khi đó đôi tay sẽ giúp họ khám phá thế giới bằng việc sờmó, cầm nắm, cảm nhận. Đôi tay có chức năng gần giống như đôi mắt: phân biệtvà xác định các bề mặt, khoảng cách, trọng lượng của sự vật,... Do vậy đôi tay nhưlà đôi mắt thứ hai của người khiếm thị.Trẻ khiếm thị là những em còn nhỏ tuổi, có thể sinh ra đã bị khiếm thị khiếm thị bẩm sinh; hoặc trong quá trình lớn lên mắc một số bệnh về mắt và bịkhiếm thị. Đa số các em có thể chất không được khỏe mạnh như những trẻ bìnhthường ở cùng độ tuổi. Bên cạnh đó các em được gia đình nuông chiều với quanniệm đã bị khuyết tật thì không làm gì được. Những điều đó làm cho các em khiếmthị rất thụ động trong mọi việc, và quan trọng hơn là các em không được vận độngnhiều nên làm cho cơ thể không khỏe mạnh, linh hoạt.Việc sử dụng các cơ khớp vận động của các em khiếm thị rất yếu, nhất là cáccơ bàn tay. Đa số các em không biết phối hợp cử động các ngón tay, phối hợp cửđộng hai bàn tay, cầm nắm lỏng lẻo, không chắc. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớnđến quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày của các em. Các em có cơ tay yếu sẽkhó có thể cầm bút để viết, thực hiện các thao tác trong những môn học cơ bản.Đặc biệt đối với những em khiếm thị phải học bằng chữ Braille thì quá trình sửdụng bảng, dùi, sách Braille sẽ kéo dài và khó khăn. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớnđến quá trình học tập và tinh thần học tập của các em khiếm thị: không theo kịpchương trình, chán nản, tự ti, thu mình.Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để giúp các em học sinh khiếm thịnhỏ tuổi có đôi tay khỏe mạnh, linh hoạt và theo kịp chương trình học. Hiện naychưa có một tài liệu nghiên cứu cụ thể nào đưa ra giải pháp này, mà thường rấtchung chung và không đi sâu vào đối tượng là trẻ khiếm thị. Chính vì vậy mà tôimạnh dạn đưa ra giải pháp để giúp các em khiếm thị trong đề tài: “ Một số bài tậpgiúp học sinh khiếm thị lớp 1 rèn luyện cơ bàn tay”. Những bài tập này nhằmgiúp các em rèn luyện một đôi tay chắc khỏe, khéo léo, linh hoạt và giúp cho việchọc tập có hiệu quả.1Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi đi sâu vào đối tượng là học sinh khiếm thịlớp1 bởi các em còn nhỏ và chưa được trải qua một trường lớp nào, lần đầu tiên đihọc, lần đầu tiên làm quen với sách vở, bảng con, bút viết,... Những bài tập cũng lànhững bài luyện tập cơ bản cho đôi tay như: cầm nắm, phối hợp cử động các ngóntay, phối hợp cử động hai bàn tay. Việc luyện tập các động tác cơ bản sẽ giúp cácem có thể đọc viết một cách tốt hơn, hỗ trợ cho việc học tập và giúp các em tự tin,hòa đồng với các bạn trong trường.II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI1. Cơ sở lí luận1.1. Một số khái niệm- Học sinh khiếm thị: được chia làm hai đối tượng khác nhau là mù và nhìnkém. Những em mù là không còn khả năng nhìn thấy hoặc chỉ phân biệt sáng tối.Những em nhìn kém là những em còn khả năng nhìn thấy nhưng mức độ nhìnkhông được rõ ràng hoặc phải nhìn ở khoảng cách rất gần cho dù được hỗ trợ vềkính.- Cơ bàn tay: là hệ thống các bó thịt bao xung quanh các xương khớp của bàntay. Chúng kết hợp với các khớp ngón tay, dây chằng để thực hiện các thao tác,vận động của bàn tay dưới sự chỉ đạo của trung ương thần kinh trên não.1.2. Các hoạt động của cơ bàn tayBàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người. Nó hỗ trợcho các hoạt động đơn giản như cầm nắm một vật thể lớn hoặc những hoạt độngphức tạp hơn như nhặt một viên sỏi nhỏ. Có thể chia vận động của cơ bàn taythành hai là vận động tinh và vận động thô.Vận động thô: là những vận động đơn giản, thường không phải luyện tậpnhiều, hoặc là những vận động bản năng như: cầm, nắm, ném, vung tay, giơ tay,gãi, ... Thường là sử dụng cả bàn tay, không cần đến sự vận động phối hợp của cácngón tay, phối hợp hai bàn tay.Vận động tinh: là những vận động phức tạp, thể hiện sự linh hoạt và khéo léo,cần được luyện tập và bắt chước, được hoàn thiện dần dần theo thời gian như: viết,sử dụng các đồ vật nhỏ như thìa, kim khâu,...; hoặc nhặt, chọn, tìm kiếm các đồ vậtnhỏ;... Thường sử dụng đến sự phối hợp vận động của các ngón tay và phối hợpvận động của hai bàn tay.Đối với trẻ em thì việc thực hiện vận động tinh phải qua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: