Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 498.61 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5" trình bày về cơ sở lý luận, thực trạng, biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 PHÒNG GD& ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG ===***=== Sáng kiến kinh nghiệm:Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 Họ và tên: Nguyễn Thị Hoan Chức vụ: Giáo viên Tiểu học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng Năm học: 2014-2015 1I. PHẦN MỞ ĐẦU:1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Tầm quan trọng của vấn đề cần được nghiên cứu : Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập Tiếng Việt, chữ viết vớiphương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Họcsinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn khác khi có kiến thức Tiếng Việt. Bởi đối vớingười Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếmlĩnh tri thức. Hơn nữa, con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Cả những lúc chúngta nghĩ thầm trong bụng, chúng ta cũng “bụng bảo dạ” cũng nói thầm, tức là cũng sửdụng ngôn ngữ, một hình thức ngôn ngữ mà các nhà chuyên môn gọi là ngôn ngữ bêntrong. Còn thông thường thì chúng ta thể hiện ra ngoài kết quả của hoạt động tư duy,những ý nghĩ tư tuởng của chúng ta thành những lời nói, những thực thể ngôn ngữnhất định. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngônngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽnói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạođiều kiện cho tư duy phát triển tốt. Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học không thể làbản sao từ chương trình khoa học Tiếng Việt vì trường có nhiệm vụ riêng của mình.Nhưng với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HSnhững tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữpháp, khả năng biểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc hoạt động của ngôn ngữ). Đồng thời,kiến thức môn Tiếng Việt hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).Ngoài ra, Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năngkép mà các môn học khác không có được, đó là: trang bị cho HS một số công cụ đểtiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường, là công cụ để học cácmôn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu củaquá trình học tập. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năngquan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp, hình tượngnghệ thuật. Trong văn học, HS phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ. Vì thế ở trường 2tiểu học, Tiếng Việt và văn học được tích hợp với nhau, văn học giúp HS có thẩm mĩlành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Namhiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng nên hiểu được các văn bảnvăn học hoặc hiểu được ngôn ngữ trong giao tiếp thì học sinh cần phải hiểu đượcnghĩa của từ và các lớp nghĩa của từ. 1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Với mục tiêu được quy định thì môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng,giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việttrong học tập và trong giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh được chú trọng dạy từ,trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa là nhiệm vụ vôcùng quan trọng.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 2.1. Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về giải nghĩa từ.Tạo hứng thú khi học Tiếng Việt nói chung và phần nghĩa của từ có quan hệ về ngữnghĩa, giúp học sinh không còn ngại nói, ngại phát biểu trong Tiếng Việt để nâng caochất lượng học cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 5. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5.- Thực trạng của việc dạy Tiếng Việt lớp 5 của trường Tiểu học Quyết Thắng.- Khảo sát điều tra thực tế.- Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Tiếng Việt lớp 5.- Dạy thực nghiệm.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Quyết Thắng.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: + Giới hạn: Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa chohọc sinh lớp 5. 3 + Phạm vi: Môn Tiếng Việt lớp 5 (về nội dung chương trình, phương pháp dạy học và tâmlí của học sinh tiểu học). + Thời gian: Từ tháng 8/2014 đến tháng 3/2015.5. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở khoa học chiphối việc lựa chọn nội dung và xác định hệ thống nguyên tắc, phương pháp dạy họcmôn Tiếng Việt. b. Nhóm các phương pháp ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: