![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu" nêu lên đặc điểm tình hình giáo dục tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại; Đề ra một số giải pháp trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu. Mời các bạn cùng xem và tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình ChiểuMỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đại trà nói chung và chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số là yếu tố quan trọng không thể thiếu, đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động chuyên môn của các nhà trường có đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Hiện nay, hầu hết các trường đều tập trung tăng cường chú trọng nhiều về công tác nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh dân tộc thiểu số, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đưa chất lượng học sinh ngày một nâng cao dần theo tình hình đổi mới của đất nước hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người quản lý phải biết vận dụng sáng tạo các biện pháp một cách sáng tạo, người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của học sinh, về nhu cầu và khả năng của các em. Đồng thời, người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo nhận thức của đối tượng học sinh, học sinh biết đến đâu giáo viên dạy đến đó, đồng thời đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh: Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong 1 học tập và rèn luyện, động viên khuyến khích học sinh rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, hợp tác và kỹ năng sáng tạo, không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình và có mảng kiến thức dành riêng cho đối tượng học sinh khá - giỏi để nâng cao. Giao quyền tự chủ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện để thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học sao cho đạt hiệu quả. Song vẫn còn không ít giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi phương pháp dạy học truyền thống, không hiểu rằng việc đổi mới phương pháp dạy học tức là dùng phương pháp dạy học mới một cách hợp lí để tạo cho người học lòng say mê học tập, ham hiểu biết, óc tò mò để có khả năng và phương pháp học tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục vùng dân tộc thiểu số phù hợp với bối cảnh của xã hội mà vẫn giữ được sự ổn định trong hoạt động dạy học. Đổi mới không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cái hiện hành mà phải thừa kế sự phát huy những thành tựu đã đạt được. Đồng thời tạo ra được sự phối hợp chặt chẽ giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại. Trong những năm vừa qua, mặc dù được Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Kbang và địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, chăm lo đời sống của đội ngũ CBGVNV, hỗ trợ học sinh bằng những chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vì những khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện cơ sở vật chất của các trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là trình độ nhận thức, vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nên chất lượng giáo dục còn rất thấp. Là một người làm công tác giảng dạy và quản lý ở trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số hơn 20 năm, thấy được những khó khăn về đội ngũ giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của học sinh tôi cùng với nhiều đồng nghiệp luôn trăn trở, làm thế nào để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Sau nhiều năm nghiên cứa và đã chỉ đạo cho tập thể giáo viên trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (trong những năm trước) và trường 2 tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (năm học 2016-2017) áp dụng thực hiện một số biện pháp cụ thể trong công tác dạy và học cho đối tượng học sinh dân tộc, nên chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc nâng cao chất lượng Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, bản thân tôi đã chọn đề tài sáng kiến ...