Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tại ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.39 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tại KTX trường CĐSP Hòa Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tại ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM --------- Nguyễn Thành Hưng (chủ trì) Lê Thị Hồng Hải Bùi Thị Ngọc Hải SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tại ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình ” HÒA BÌNH - 2020 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn SKKN Những năm gần đây công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai tròquan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thựchiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên,hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phútlơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Thời gian qua nhiều vụ cháy xảy ra đã gâythiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh về mọi lĩnh vực đặcbiệt là sự phát triển của nền kinh tế, chính sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tốcđộ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhiều cơ sở sản xuất,kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển đã đem lại bộ mặt mới chonền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước đã kéo theo nhiều hệ lụyđi cùng trong đó nguy cơ về cháy, nổ xảy ra cao. Mặc dù đã có nhiều biện phápthông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiệncông tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số đơnvị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác PCCC, dẫn đến xảy ra cácvụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạngvà tài sản. Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình (CĐSP) là trung tâm giáo dục và đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và các tỉnh lận cận. Trong nhữngnăm qua nhà trường luôn có số lượng đông đảo học sinh sinh viên trong tỉnh và cáctỉnh bạn về học tập và rèn luyện. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú cho sinh viên nhàtrường có khu ký túc xá 4 tầng có thể đáp ứng nhu cầu trên 300- 400 sinh viên ở họctập và rèn luyện. Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình luôn quan tâm đến công tác PCCC tạinhà trường nói chung và khu KTX nói riêng, trong những năm qua nhà trườngkhông xảy ra sự cố cháy, nổ đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong nhàtrường và KTX. Tuy nhiên, KTX xây dựng từ lâu hệ thống phòng ở đã xuống cấp, 2hệ thống điện, hệ thống báo động PCCC, hệ thống van nước vách tường, hệ thốngtrang thiết bị PCCC không có hoặc đã xuống cấp nếu xảy ra cháy, nổ rất khó khăntrong công tác PCCC. Ngoài hệ thống PCCC đã xuống cấp thì hệ thống điện trong ktx cũng chưađáp ứng nhu cầu sinh hoạt của sinh viên, các phòng không có hệ thống bình nướcnóng lạnh. Vào mùa đông một số sinh viên sử dụng trái phép các thiết bị điện đểđun nước, các thiết bị này không đảm bảo an toàn hệ thống điện dẫn đến nguy cơgây chập, cháy nổ cao. Vì vậy để bảo đảm công tác PCCC trong khu ktx là rất quantrọng nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản và môi trường sinh hoạt và học tập cho sinhviên. Mặc dù công tác PCCC trong KTX là rất quan trọng nhưng từ trước đến naytrong nhà trường chưa có đề tài hoặc sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến công tácPCCC tại nhà trường nói chung và KTX nói riêng. Với lý do trên chúng tôi đã chọnsáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháychữa cháy tại ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình” với những biện phápđưa ra sẽ góp phần vào nâng cao công tác PCCC tại KTX đảm bảo môi trường họctập và rèn luyện cho sinh viên. 2. Mục tiêu của SKKN Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác PCCC từ đó đề xuất cácbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCC tại KTX trường CĐSP Hòa Bình 3. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác PCCC tại KTX trường SĐSP HòaBình 4. Nhiệm vụ của SKKN 1.4.1. Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các biện phápnâng cao hiệu quả công tác PCCC tại KTX trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. 1.4.2. Đánh giá, phân tích thực trạng công tác PCCC tại KTX trường Caođẳng Sư phạm Hòa Bình. 1.4.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả PCCC tại KTX trường Caođẳng Sư phạm Hòa Bình. 3 PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.2. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu Công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đóng vai trò vô cùng quantrọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốtcông tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là đã bảo vệ được tính mạng, tàisản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống,nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Như chúng ta đãbiết những năm gần đây ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đếntốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhanhchóng được hình thành và phát triển dẫn đến nguy cơ về cháy, nổ xảy ra cao. Mặcdù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, cácngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổnhưng vẫn còn một số đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng côngtác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổkhông được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể nói, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thìcông tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ càng chiếm giữ một vai tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: