Hầu hết mọi trẻ em đều thích nghe kể chuyện, vậy phải làm thế nào để vận dụng các câu chuyện kể vào việc giáo dục trẻ? Mời các bạn tham khảo sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non" để cùng tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm nonPHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG S¸ng kiÕn Kinh nghiÖm “Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non” Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Lê Thị Hồng Nhung Giáo viên Mẫu giáo Tài liệu kèm theo: NĂM HỌC 2011 - 2012 1 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SÁNG TÁC CHUYỆN KỂ CHO TRẺ MẦM NON I. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là mối quan tâm rất lớn không chỉ của các bậc làm cha mẹ, của gia đình mà toàn xã hội. Chẳng vậy, mà xã hội đã dành cho trẻ em nhiều quyền lợi và những ưu ái xứng đáng. Bởi vì các bé là tương lai của đất nước mà. Cùng với sự phát triển của xã hội, trẻ em ngày nay được hưởng những quyền lợi và điều kiện thuận lợi nhất để có thể phát triển toàn diện mọi mặt, mọi khả năng tiềm ẩn của bản thân. Bên cạnh những điều kiện về vật chất, xã hội cũng rất chú trọng đến sự phát triển nhân cách và tâm hồn của trẻ. Bởi lẽ, sự phát triển tâm hồn và nhân cách mới chính là hoa tiêu vững vàng cho sự phát triển đúng hướng của mối con người.. Một trong những hình thức nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn trẻ thơ chính là thông qua các câu chuyện kể. Trẻ em rất thích nghe kể chuyện! Đó là một thực tế. Và những nhà giáo dục cũng nhanh chóng nhìn ra được điều đó để vận dụng các câu chuyện vào việc giáo dục trẻ. Với sự phát triển của xã hội và ngành giáo dục hiện nay, cùng với tâm huyết của những nhà văn chuyên và không chuyên, chúng ta đã có được một kho tàng khá là phong phú các câu chuyện có thể vận dụng được trong việc giáo dục trẻ. Trong giáo dục mầm non theo định hướng đổi mới, những giáo viên mầm non ngày càng có điều kiện hơn trong việc lựa chọn những câu chuyện phù hợp với nội dung mình định giáo dục trẻ. Thay vì việc bó hẹp trong những câu chuyện “ngày xưa”, được in sẵn trong những tuyển tập, giáo viên mầm non ngày nay có thể lựa chọn cả những câu chuyện mới, thậm chí cả những câu chuyện tự sáng tác phù hợp với độ tuổi và đề tài mà trẻ quan tâm hoặc thông điệp mà cô giáo muốn truyền tải. Đó thực sự là một điều kiện thuận lợi cho những người làm công tác giảng dạy nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn. Lựa chọn chuyện kể như thế nào để trẻ thích, phù hợp với độ tuổi về nội dung, đề tài, độ dài của truyện và có ý nghĩa giáo dục không phải là chuyện đơn giản. Là một giáo viên mầm non với gần 10 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, hàng ngày phải chịu trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ, đồng thời cũng chứng kiến sự phát triển của trẻ trong những hoàn cảnh khác nhau, tôi càng thấu hiểu hơn tầm quan trọng của việc giáo dục nhận thức, tâm hồn cho trẻ. Tôi luôn kì vọng, những bài học đạo đức mà trẻ nhận được phải do chính trẻ đón nhận lấy từ chính nhận thức của trẻ. Tôi cũng muốn rằng, trẻ em được nuôi dưỡng tâm hồn trong một không khí thần tiên một chút để chúng có ước mơ, có hi vọng, có khát vọng để phấn đấu ngoan hơn, học giỏi hơn.Tôi cũng nhận thấy rằng trẻ em ngày nay cũng ham học hỏi hơn, thông minh hơn, thích khám phá hơn. Các con hay hỏi “tại sao?”, “như thế nào?”. Những câu hỏi ấy cứ xoáy mãi vào lòng tôi. 2 Các con thắc mắc, chúng ta biết câu trả lời nhưng trả lời thế nào để vẫn đúng mà lại vẫn hấp dẫn trẻ nghe? Quả là khó! Nếu ai đã từng đọc “Chuyện hoa chuyện quả ” của nhà văn Phạm Hổ thì quả là khâm phục ông. Ông đã biết đặt mình vào dáng vẻ “ngơ ngác” của trẻ để mà lý giải sự tích các loài theo một cách rất trẻ thơ. Tôi cũng thích những câu chuyện của nhà văn Phạm Hổ. Tôi cũng đọc cho các con của lớp tôi nghe một vài câu chuyện trong số đó. Tuy nhiên, vì là viết cho đại đa số trẻ em, mà trẻ em thì có thể từ 1 – 2 tuổi cho đến 15 – 16 tuổi cho nên không phải truyện nào cũng phù hợp với trẻ mầm non. Hơn nữa, trẻ mầm non hiện nay lại học theo các chủ đề, bao gồm cả những chủ đề về xã hội như “Nghề nghiệp”, “Giao thông”…Mà những chủ đề này cũng thu hút sự chú ý, tò mò không kém của trẻ. Vậy phải làm sao? Trẻ lớp tôi hiếu động. Qua kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy, chỉ có những câu chuyện mới thu hút sự chú ý tập trung của trẻ. Thế là sau giờ ăn trưa, lúc buổi chiều, đôi khi ngồi ngoài trời, tôi bắt đầu sáng tạo những câu chuyện kể cho trẻ xuất phát từ chính những câu hỏi thắc mắc và những mối quan tâm của trẻ. Dần dần, tôi nhận thấy, không chỉ khiến trẻ chú ý, những câu chuyện phù hợp với nhu cầu của trẻ còn có tác dụng giảm bớt sự hiếu động, giảm nguy cơ tai nạn thương tích và phát triển một số kỹ năng ở trẻ như kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng trả lời đủ câu, kỹ năng tạo hình và thậm chí kỹ năng tự sáng tạo chuyện của trẻ. Kết quả đưa đến khiến tôi thấy bất ngờ và vui sướng. Bởi vậy, tôi quyết định trình bày Một số kinh nghiệm sáng tác truyện kể cho trẻ mầm non với mong muốn góp phần nhỏ bé vào hệ thống những biện pháp thu hút, giáo dục trẻ mầm non. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trước h ...