Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây Sơn

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 557.47 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề đạo đức, ý thức, nề nếp học sinh nói chung trong toànngành và tại trường THCS- THPT Tây Sơn nói riêng hiện nay đang có chiều hướng đi xuống. Biểu hiện cụ thể qua các hành động của học sinh như cúp tiết, nghỉ học chơi game, nói tục chửi thề, đánh nhau với bạn bè, vô lễ với thầy cô, đến trường còn vi phạm nội quy, không vâng lời thầy cô giáo. Để khắc phục được tình hình trên mời quý thầy cô cùng tham khảo Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây SơnMột số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trườngTHCS-THPT Tây SơnTên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THCS-THPT TÂY SƠN I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề giáo là nghề cao quýnhất trong những nghề cao quý”. Quả thật, mỗi người giáo viên chúng ta đã được xã hộitin tưởng và trân trọng trao cho sứ mệnh dạy dỗ và rèn luyện những thế hệ công dântương lai. Trong sự nghiệp trồng người của mình, người thầy không chỉ truyền thụ kiếnthức khoa học cho học trò mà còn là giáo dục dạy dỗ các em về nhân cách đạo đức. Đặcbiệt là đối với bộ môn Ngữ văn- một bộ môn khoa học xã hội thì việc giáo dục học sinhvề sự cảm thông, lòng yêu thương, đoàn kết, ý thức học tập, kính yêu tôn trọng thầy cô,ý thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức cộng đồng, bảo vệthiên nhiên môi trường…là một mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, các giáo viên bộmôn Ngữ văn chúng ta luôn ý thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dụcđạo đức học sinh qua các tiết dạy của mình. Hơn nữa, hẳn chúng ta đều nhận thấy nề nếp đạo đức học sinh trong ngành giáodục nói chung và trong trường THCS-THPT Tây Sơn nói riêng thời gian gần đây đangcó chiều hướng đi xuống. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự pháttriển của toàn xã hội, bên cạnh những học sinh có ý thức học tập và rèn luyện đạo đứctốt thì cũng còn một bộ phận không ít học sinh chưa có ý thức trong học tập và xuốngcấp về đạo đức như cúp tiết, nghỉ học chơi game, nói tục chửi thề, đánh nhau với bạnbè, vô lễ với thầy cô, đến trường còn vi phạm nội quy, không vâng lời thầy cô giáo.Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, lười học, lừa dối cha mẹ trốn học đichơi, thậm chí bỏ học đang rất phổ biến. Một bộ phận không nhỏ học sinhTHCS -THPTTây Sơn cũng đang bị cuốn theo vòng xoáy đó. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đườngđang có chiều hướng gia tăng một cách đáng lo ngại. Trong năm học vừa qua, nhàtrường đã phải cảnh cáo, phê bình và thậm chí là kỉ luật đuổi học một số học sinh. Vớitư cách là những người thầy giáo, cô giáo, bản thân tôi không khỏi cảm thấy trăn trở vàmong muốn được góp sức mình cùng với các giáo viên bộ môn khác, giáo viên chủnhiệm, Đoàn-Đội giáo dục học sinh nhằm giúp các em nâng cao ý thức nề nếp đạo đức,hình thành nhân cách, trở thành những người công dân mẫu mực trong tương lai. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã vận dụng và tự rút ramột số kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục ý thức đạo đức học sinh qua các tiết dạycủa mình. Nay, tôi mạnh dạn trình bày và mong nhận được sự đánh giá và góp ý của hội[Type text]Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trườngTHCS-THPT Tây Sơnđồng sư phạm nhà trường, để chuyên đề được hoàn thiện và có thể áp dụng mang lạihiệu quả cho công tác dạy học và giáo dục của chúng ta.II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1. Cơ sở lí luận của đề tài:- Cha ông ta đã dạy “ Tiên học lễ, hậu học văn”- có nghĩa là trước khi học tri thức “họcvăn”, thì người học hãy học lễ nghĩa, đạo đức. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc luônđề cao con người ân nghĩa, có đạo đức, nhân cách tốt đẹp, phê phán mạnh mẽ những kẻ“bất nghĩa, bất nhân”- Trong lịch sử hẳn chúng ta đều biết tấm gương thầy giáo Chu Văn An- người thầy đạocao, đức trọng, về việc dạy chữ và dạy người. Thầy chính là tấm gương sáng cả về tàinăng và nhân cách đạo đức- Bác Hồ cũng đã dạy rằng: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng..”- chothấy giá trị và mối quan hệ giữa tài năng và đạo đức, giữa “hồng” và “chuyên”2. Cơ sở thực tiễn của đề tài: - Yêu cầu dạy học theo hướng tích hợp của Bộ Giáo dục và đào tạo hiện nay, đềcao việc dạy học lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã vàđang được triển khai rộng rãi và thu được nhiều kết quả rực rỡ trong dạy học và giáodục học sinh của toàn nghành - Cuộc thi dạy học liên môn đề cao việc dạy học có sự liên hệ giữa kiến thức cácbộ môn, trong đó có sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ môn Ngữ văn và bộ môn Giáo dục côngdân- là bộ môn có nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục đạo đức cho học sinh. Sáng kiến nàycó thể xem là việc liên môn trong việc dạy văn và dạy giáo dục công dân3. Sự cần thiết chọn đề tài- Như tôi đã trình bày, vấn đề đạo đức, ý thức, nề nếp học sinh nói chung trong toànnghành và tại trường THCS- THPT Tây Sơn nói riêng hiện nay đang có chiều hướng đixuống. Biểu hiện cụ thể qua các hành động của học sinh như cúp tiết, nghỉ học chơigame, nói tục chửi thề, đánh nhau với bạn bè, vô lễ với thầy cô, đến trường còn vi phạmnội quy, không vâng lời thầy cô giáo. Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: