Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 456.81 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, trong dạy học lịch sử việc giúp cho học sinh nhận biết được các hình thức, mức độ và bản chất của cuộc cách mạng tư sản là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó mà "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS" đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN TRONGDẠY HỌC LỊCH SỬ THCS Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong dạy học lịch sử, nắm vững kiến thức khoa học, có nghĩa là phải nắmvững các khái niệm khoa học, hệ thống các khái niệm khoa học. Khái niệm lịch sử bao giờ cũng ở mức độ trừu tượng khá cao, vì nó khôngchỉ phản một sự kiện đa dạng riêng rẽ hay một nhóm sự kiện mà còn phản ánhnhững hiện tượng phức tạp đa dạng về mặt kinh tế, xã hội, chính trị…, nhữngquan hệ của con người với thiên nhiên, của con người với nhau trong quá trình laođộng sản xuất và đấu tranh giai cấp. Trong dạy học chương trình lịch sử THCS nói chung, bộ môn lịch sử lớp 8nói riêng, giáo viên và học sinh cũng bắt gặp không ít các khái niệm lịch sử như“Cách mạng tư sản”, “cách mạng vô sản”, “cách mạng dân chủ tư sản”, “cáchmạng tư sản dân chủ tư sản kiểu mới”…, Trong đó, khái niệm về “cách mạng tưsản” là nội dung còn chứa đựng nhiều vấn đề đáng quan tâm cho nhiều giáo viênhiện nay. Vậy, cách mạng tư sản là gì? Tính chất, nhiệm vụ của cách mạng? giai cấpnào lãnh đạo? động lực cách mạng là ai? Chính quyền nhà nước? và xu thế pháttriển của cách mạng?... Giải quyết được các vấn đề trên, giáo viên giúp cho họcsinh nhận biết được các hình thức, mức độ và bản chất của cuộc cách mạng tư sản. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong chương trình lịch sử thế giới cận đại lớp 8 THCS, nội dung các bàicách mạng tư sản cũng không ít nhưng được coi là khó nhất về cả nội dung lẫnphương pháp dạy khiến cho giáo viên THCS rất ái ngại, lúng túng khi trực tiếpgiảng dạy, thậm chí còn là mơ hồ, chung chung. Do đó, trong kiểm tra đánh giá(cả về trắc nghiệm lẫn tự luận) kết quả mà học sinh đạt được thường không cao vàchưa rõ nét. Thậm chí là mơ hồ, không nhận thấy được đâu là cuộc cách mạng tưsản và vì sao? Trên cơ sở đó, tôi đưa ra các vấn đề sau xung quanh việc xác định rõ nộidung và phương pháp giảng dạy trong bộ môn lịch sử về Cách mạng tư sản. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trong chương trình lịch sử 8. Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Vài nét khái quát về cách mạng tư sản. Trước tiên, giáo viên phải thừa nhận khái niệm đúng và chung nhất về cáchmạng tư sản, cụ thể là: Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hộiphong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó được thực hiệnbằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phongkiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ, có sự tham gia của quầnchúng nhân dân. Như thế cách mạng tư sản không phải là hiện tượng ngẫu nhiênvì nguyên nhân là một yêu cầu khách quan của lịch sử xã hội, mang tính tất yếu,hợp quy luật. Cách mạng tư sản là một vấn đề lớn của nội dung thời kì lịch sử thếgiới cận đại. Nó đánh dấu sự thắng lợi và xác lập của chủ nghĩa tư bản thay thếchế độ phong kiến. Tóm lại: cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tưsản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mởđường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. II. Một số cuộc cách mạng tư sản điển hình. 1. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. 1.1. Nguyên nhân bùng nổ. 1.1.1. Tiền đề về kinh tế. Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, nhất là miền Đông Nam.Các công trường thủ công sản xuất hàng len dạ, đồ dùng bằng sắt, bằn sứ…ngàycàng tăng tiến về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ngoại thương cũng phát triển,kể cả việc buôn bán nô lệ da đen. Nhưng nét nổi bật của kinh tế Anh là sự thâm nhập mạnh mẽ của chủ nghĩatư bản vào nền kinh tế nông nghiệp, nghĩa là nông thôn Anh sớm liên hệ với thịtrường, và hàng hóa chủ yếu để sản xuất không phải là lương thực mà là len dạ.Ngành len dạ phát triển làm cho giá lông cừu tăng vọt và nghề nuôi cừu đem lạinhiều lợi nhuận. Thế là nhiều địa chủ vốn quý tộc chuyển hướng kinh doanh theolối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhâncông nuôi cừu lấy len cung cấp cho thị trường. Quá trình “rào đất cướp ruộng”,hay như Tomats Mở đã miêu tả hiện tượng “cừu ăn thịt người” làm nảy sinh tầnglớp quý tộc tư sản hóa và trở nên giàu có. Ngược lại hàng triệu nông dân bị mấtđất và phá sản phải bán sức cho nhà tư sản. Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, nếucuộc cách mạng trong nông nghiệp kiểu Anh nảy sinh tầng lớp quý tộc mới, đemlại sự giàu có cho họ, thì ngược lại đã đem đến cho giai cấp nông dân tai họakhủng khiếp ít thấy ở nơi khác. Dừng lại ở tiền đề này, ta thấy: tính tư sản đã được nảy sinh, rằng các địachủ vốn là quý tộc đã kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, nhờ đó họ đã nhanhchóng giàu lên – điều này có nghĩa không tồn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: