Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.69 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMNĂM HỌC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC I - Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Năm học 2009- 2010 với chủ đề: “Năm học đổi mới quản lý và nâng caochất lượng giáo dục”. Với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là tiếp tục thựchiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáodục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xâydựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Phòng giáo dục và Đào tạoHuyện Đông Triều cũng phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường họcthân thiện học sinh tích cực trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáodục đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng cho học sinh”. Hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta cũng đánhgiá cao về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết trung ương II khóa VIII có nêu quanđiểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Con người” được coilà mục tiêu, là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của toàn xã hội.Sinh thời Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” theo Bác thì việc “Bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cầnthiết”. Chính vì thế Bác nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi íchtrăm năm thì phải trồng người”. Trong lĩch vực giáo dục Bác cũng yêu cầu phảichú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóakỹ thuật lao động và sản xuất, đào tạo thế hệ trẻ thành người thừa kế xây dựngxã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Như vậy, đạo đức và tài năng là cảhai nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục trongđó đạo đức là gốc. Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức”. Điều 23-Luật giáo dục cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhâncách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vậy mà thực tế mấy năm trở lại đây tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lốisống của một bộ phận học sinh, sinh viên (lớp người đang giữ vai trò là chủnhân tương lai của thế kỷ XXI) lại đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng vàchưa có những dấu hiệu về một sự thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề này đãđược cảnh báo từ lâu và gần đây lại được dư luận quan tâm thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng. Trong văn kiện hội nghị lần thứ IX Ban chấphành TW khóa X cũng đã đánh giá một trong những mặt hạn chế yếu kémtrong lĩnh vực giáo dục như sau: “Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện dạy làmngười và dạy nghề là yếu kém nhất, giáo dục về lý tưởng sống, phẩm chất đạođức yếu. Học sinh thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc củaĐảng về quyền lợi nghĩa vụ công dân, chất lượng giáo dục còn buông lỏng,nhất là giáo dục đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện rấtđáng lo ngại”. Qua đó ta thấy rằng vấn đề xuống cấp trong đạo đức của học sinh, sinh viênđã đến lúc báo động. Nói như tiến sĩ tâm lý học Vũ Kim Thanh: “Nếu không cósự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất cả một thế hệ”. Như vậy việc giáo dụcđạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề “Nóng” không chỉcủa ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp làm công việc “Trồng người”tôi không thể thờ ơ trước một vấn đề mang tính xã hội như vậy. Chính vì thếnăm học 2009- 2010 này tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Một vấn đề không phải là mới trong mục tiêu, phương pháp giáo dục nhưngnó cũng không bao giờ cũ đối với mỗi người giáo viên dạy văn. I.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của công tác giáodục tình cảm đạo đức học sinh trong nhà trường nói chung. Đề xuất một số biệnpháp phối hợp giáo dục tình cảm đạo đức học sinh trong việc giảng dạy bộ mônNgữ Văn ở cấp THCS một cách có hiệu quả giúp thế hệ trẻ các em trở thànhnhững người công dân có ích trong thế kỷ XXI, đáp ứng được mục tiêu củangành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng. Nghiên cứu đề tài này là tôi mong muốn sẽ cùng với các bạn đồng nghiệpcùng nhau đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần nhỏ bé của mình vàoviệc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhàtrường. I.3. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài: - Thời gian: 2 năm (Từ tháng 09/2008 đến tháng 04/2010) - Đối tượng thực nghiệm là chương trình ngữ văn lớp 8, 9 - Địa điểm thực nghiệm: Học sinh Lớp 8A, 9A- Trường THCS Tràng An. I.4. Đóng góp mới về phần lý luận và thực tiễn: I.4.1. Về lý luận: Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồngnghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8, 9 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THCSnói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong tình trạng hiệnnay. Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập đến rất nhiều nhữngvấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học và giáodục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn văn hóa. I.4.2. Về thực tiễn: Trường THCS Tràng An nằm trên địa bàn vùng nông thôn, là một xã thuầnnông. Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phó mặc việc giáo dụccon em họ cho nhà trường. Trong mấy năm gần đây hành vi đạo đức của họcsinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt. Hiện tượng học sinh vô lễvới thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất của nhà trườngcó dấu hiệu gia tăng. Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thôngqua giảng dạy bộ môn mình phụ trách là tôi muốn đưa ra một số biện pháp màbản thân tôi đã làm, trường THCS ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: