Danh mục

Sáng kiễn kinh nghiệm - Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.62 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu học là bậc học nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lớp một là nền móng của bậc tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa mở cánh cửa tri thức để các em biết đọc, biết viết, biết vận dụng chữ viết khi học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiễn kinh nghiệm - Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu học là bậc học nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lớpmột là nền móng của bậc tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớnlao là trao cho các em cái chìa khóa mở cánh cửa tri thức để các em biếtđọc, biết viết, biết vận dụng chữ viết khi học tập. Chữ viết là công cụ chocác em sử dụng suốt đời. Đọc thông, viết thạo gắn bó mật thiết với nhau,không thể tách rời. Song như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ - Nếtngười”, nhận xét này phần nào nói lên tầm quan trọng của việc rèn chữ viếtbên cạnh việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học. Dạy cho các em viết đúng, viếtcẩn thận, viết đẹp là giúp các em có được đức tính cần cù, nhân đạo, cẩnthận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo và bạnđọc bài vở của mình. Nền giáo dục của chúng ta đã lần lượt trải qua nhiều thời kỳ cảicách. Và sau mỗi lần cải cách như vậy, mẫu chữ viết cho học sinh Tiểu họclại thay đổi. Đi kèm với sự thay đổi đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy vàhọc thay đổi. Đó chính là điều băn khoăn của các giáo viên tiểu học trongthời gian gần đây khi giảng dạy môn Tập viết trong nhà trường. Sự thay đổi 1đó cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng chữ viết của học sinh, cónhững lớp học sinh viết rất xấu, mất nét, nghiêng ngả dẫn đến thiếu ý thứchọc tập trong các môn học khác. Vì vậy tôi thấy rằng cần phải có nhữngbiện pháp để “ Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” nhằmcải thiện thiện tình trạng đã nêu trên.PHẦN II NỘI DUNG I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP VIẾT Ở TIỂUHỌC. 1/Phương pháp trực quan: a- Chữ mẫu: biểu tượng trực quan trong tất cả giờ dạy tập viết. Trẻ tiểu học tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Khi viếtcác em phải tái hiện hình ảnh chữ viết đã tiếp thu được qua mắt nhìn lần đầuđể ghi lại hình ảnh chữ viết đã nhìn được trên mặt giấy. Vì vậy nếu chữ mẫu được trình bày với kích thước quá nhỏhoặc dưới ánh sáng kém, thì các em rất khó nhìn dẫn đến khó tái hiện. Từ đónếu trình bày mẫu chữ (mẫu chữ đơn bằng bìa) trên bảng lớp, giáo viên phảiphóng to, các đường kẻ ô rõ ràng, đúng các nét để học sinh nắm được cấutạo, kích thước của chữ. Nếu trong bài viết có nhiều chữ cái hoặc nhiều vần khác nhauthì cần phải có đủ mẫu cho học sinh quan sát để nhận xét sự giống và khácnhau đó. Ví dụ: Bài 3: ô - ơ; n – m. Sách Tập viết 1. 2 Từ chữ mẫu rời của từng cặp ô - ơ; n – m, học sinh nêu đượckích thước, hình dáng của chúng, nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữrừng cặp. Kích thước: ô - ơ cao 4 li, rộng 1/3 ô. m – n cao 4 li, m rộng 1 ô n rộng 2/3 ô Hình dáng: ô - ơ đều gồm một nét cong tròn. ô có thêm 1 dấu mũ gồm 2 nét chéo phải chéo tráihợp lại. ơ gồm 1 nét cong tròn thêm 1 nét móc nhỏ trênđầu. n gồm 2 nét là nét móc xuôi và nét móc 2 đầu. m gồm 2 nét móc xuôi, 1 nét móc 2 đầu. Cấu tạo của các cặp chữ trên tương đối giống nhau dẫn đếncách viết cũng tương tự. Giáo viên có thể cho học sinh nhận xét cả cách viết. Ví dụ: Muốn viết ô - ơ ta phải viết 1 nét cong tròn, đặtbút ở góc phải khung hình, dưới dòng kẻ 4, sau đó viết thêm một dấu phụ. Muốn viết m – n ta đặt bút ở dưới dòng kẻ 3, viết nét móc xuôisau đó viết nét móc 2 đầu (chữ n) hoặc viết tiếp nét móc xuôi nữa rồi viếtmóc 2 đầu (chữ m). b- Chữ mẫu do giáo viên viết trên bảng lớp: 3 Trong giờ dạy, chữ mẫu của giáo viên là trực quan sống chohọc sinh nhìn thấy sự liên kết giữa các con chữ, thứ tự đưa nét, cách điều tiếtcứng mềm của từng con chữ. Vừa viết vừa giảng giải, chữ mẫu trên bảngcủa cô giáo phải vừa đẹp vừa mềm mại, nhịp nhàng với lời nói, đồng thời tưthế đứng của cô giáo cũng phải hợp lý để học sinh theo dõi được trả quytrình viết. Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp giáo viên phải cô đọng,chọn lọc những con chữ, nét nối tiêu biểu để hướng dẫn tỷ mỷ, chính xáccho học sinh, không nên tham lam viết và hướng dẫn nhiều gây rối mắt. c- Chữ mẫu trong vở mẫu của giáo viên: Đối với học sinh Tiểu học, chữ mẫu phải được cụ thể hóa nhấtlà đối với học sinh lớp Một. Khi học sinh được quan sát bài mẫu của côgiáo, các em lập tức nảy sinh ý định bắt chước, muốn mình viết đẹp đượcnhư cô giáo. Mặt khác, chữ viết trong vở mẫu của giáo viên là sự tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: