Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển năng lực gắn với phát triển phẩm chất sinh viên K29 khi dạy Chương I – Chủ nghĩa duy vật biện chứng, môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.42 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của sáng kiến là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của sáng kiến này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển năng lực gắn với phát triển phẩm chất sinh viên K29 khi dạy Chương I – Chủ nghĩa duy vật biện chứng, môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤTSINH VIÊN K29 KHI DẠY CHƯƠNG I – CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG, MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN. Tác giả: TRẦN LÊ QUÂN Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Phó Tổ trưởng Đơn vị công tác: Tổ Lý luận chính trị - Giáo dục quốc phòng – An ninh & Giáo dục thể chất, Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình HÒA BÌNH - 2021 Chương 1: Tổng quan 1. 1. Cơ sở lý luận Giáo dục nước ta đang trong quá trình chuyể n mạnh quá trình giáo dụctừ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấtngười học. Đó là yêu cầu khách quan và cấp thiết nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XI (11-2013) của Đảng đãchỉ rõ: phải Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học [16; 1]. Tuy nhiên, việc chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là nhiệmvụ hết sức khó khăn và lâu dài. Thực chất, đây là quá trình đổi mới đồng bộvà toàn diện trong giáo dục và đào tạo. Đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nộidung chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện, hình thứcgiáo dục cho đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Để thực hiện tốtnhiệm vụ trên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, đặc biệt làđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Trong việc phát triển năng lực và phẩm chất người học, vai trò của nhàgiáo có ý nghĩa quyết định. Chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên quyếtđịnh chất lượng học sinh, sinh viên. Chất lượng hoạt động giảng dạy của thàyquyết định chất lượng học tập của trò. Đối với người giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinhviên cao đẳng, việc nghiên cứu, thực hiện chuyển từ việc giảng dạy chủ yếutrang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của sinhviên là hết sức quan trọng và cần thiết bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông làm gia tăng khốilượng tri thức một cách hết sức nhanh chóng. Thế hệ trẻ cần phải có nhữngnăng lực và phẩm chất cần thiết để ứng phó và đứng vững trước những thách 1thức của cuộc sống đang đặt ra. Giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung ngàycàng trở nên lạc hậu. Giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chấtngười học ngày càng thể hiện có ưu thế vượt trội. Giáo dục theo thướng tiếp cận nội dung là cách nêu ra một danh mục,chủ đề của một lĩnh vực hay môn học nào đó. Tức là tập trung xác định và trảlời câu hỏi: Chúng ta muốn người học cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủyếu dựa vào nội dung học vấn của một khoa học bộ môn nên nặng về lýthuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú ý đến tiềm năng, cácgiai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học. Giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực là cách tiếp cận nêu rõ kết quả -những khả năng hoặc kỹ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuốimỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác,cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết và cóthể làm được những gì? Cách tiếp cận nội dung dẫn đến tình trạng phổ biến tri thức một chiều:Thầy giảng, trò nghe và ghi chép làm người học không phát huy được tínhsáng tạo, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề thực tiễn. Tiếp cận năng lực người học chủ trương giúp người học không chỉ biết,hiểu mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những trithức đã học được để giải quyết những tình huống do cuộc sống đặt ra. Nếunhư tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu người học trả lời câu hỏi biết cái gì thìtiếp cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi biết làm những gì từ những điều đãbiết. Thứ hai, ở nước ta giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu,động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế - xã hội, do vậy giáo dục luônđược Đảng và Nhà nước ta quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, giáo dục Việt Namhiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Thực trạng giáo dục ở nước ta nói chung và ở Trường Cao đẳng Sư phạm HòaBình nói riêng vẫn còn nặng về nội dung, chưa phát triển mạnh mẽ năng lựcvà phẩm chất người học. 2 Nguyên nhân của tình trạng trên là do chương trình giáo dục của nướcta trước đây được xây dựng theo định hướng nội dung. Hiện nay, chúng tađang chuyển dần sang chương trình giáo dục theo định hướng tiếp cận nănglực người học nhưng quá trình này còn diễn ra chậm chạp. Mặt khác, đây lànhiệm vụ hết sức khó khăn đòi hỏi phải nghiên cứu, thực hiện từng bước,thường xuyên và lâu dài. Thứ ba, từ thực tế giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Trường Caođẳng Sư phạm Hòa Bình cho thấy, việc giảng dạy theo định hướng phát triểnnăng lực người học (còn gọi là tiếp cận năng lực người học) cũng gặp phảinhững khó khăn, hạn chế, bất cập chung như đã nói ở trên. Đối với môn họcNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, việc giảng dạy theođịnh hướng phát triển năng lực người học không thể tách rời việc phát triểnphẩm chất của sinh viên, bởi phẩm chất có vai trò quan trọng trong việc pháttriển năng lực. Vì vậy, là giảng viên giảng dạy môn học này, tôi chọn vấn đề “Phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: