Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài Giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 545.68 KB      Lượt xem: 68      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện nhằm đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, đề xuất các định hướng giải phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài "Giải toán có lời văn" cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2I. PHẦN MỞ ĐẦUI.1. Lý do chọn đề tàiMôn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trìnhgiáo dục tiểu học. Môn học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện. Với đặc trưng của môn học, môn toán chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kĩnăng toán học cơ bản cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động. Đây cũng làmôn học giúp học sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phươngpháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện trí thông minh sángtạo và các đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực, ý chí vượt khó, thích chínhxác... Trong chương trình TH, môn toán chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên,môn toán không được phân chia thành các phân môn chuyên biệt mà là sự kết hợp của5 tuyến kiến thức được sắp xếp xen kẽ nhau (số học, hình học, đại lượng, thống kê môtả và giải toán) . Trong đó, giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức cơbản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Đây là mạch kiến thức tổng hợp củacác mạch kiến thức toán học. Khi giải toán có lời văn các em sẽ vận dụng các kiến thứcđã học để giải các loại toán về số học, yếu tố đại số, yếu tố hình học và đo đại lượng.Ngược lại, thông qua học giải toán, học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức về sốhọc, về đại lượng, đo đại lượng, về hình học...Mặt khác, dạy học giải toán toán còn giúp rèn luyện cho học sinh các kỹ năngtính toán với các phép tính về số học, quan trọng hơn cả là giúp học sinh hình thànhphương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán. Vì vậy, khả năng giảitoán sẽ phản ánh lại năng lực vận dụng kiến thức toán học của học sinh. Giải toán có lờivăn là học cách giải quyết vấn đề của môn toán. Đồng thời, giải toán có lời văn còn làcầu nối giữa toán học và các môn học khác, giữa toán học và thực tế cuộc sống. Trongkhi đó, giải toán có lời văn là dạng toán khó đối với học sinh dân tộc thiểu số, các emthường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của bài toán.Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với nội dung dạy học mớiđồng thời có thể khắc phục dần những hạn chế của học sinh. Đây chính là những điềuchúng tôi băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định nghiên cứu về Phương pháp dạydạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2 . Đề tài nàykhông phải là vấn đề mới. Nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của đồngnghiệp nhưng nội dung bàn về phương pháp dạy cho học sinh dân tộc thiểu số khôngnhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữuhiệu nhất để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học môn toán ởnhững đơn vị có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tàiMục tiêu của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương phápgiải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải phùhợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cảithiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.Người viết: Nguyễn Thanh Thúy1Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2I.3. Đối tượng nghiên cứuHọc sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương–Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk LăkI.4. Phạm vi nghiên cứu:- Phương pháp giải các bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2- Khả năng đọc hiểu đề toán, tìm hiểu, tóm tắt và giải bài toán có lời văn của họcsinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình ThươngI.5. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp điều tra, phân loại, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, thựcnghiệm,...II. PHẦN NỘI DUNGII.1.Cơ sở lí luậnHọc sinh tiểu học được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tụcđến lớp 5. Dạng toán có lời văn được xem như chiếc cầu nối kiến thức toán học trongnhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội.Chính vì vậy, muốn học sinh giải quyết tốt những bài toán có lời văn thì việcgiúp các em hiểu được bài toán và biết cách tóm tắt đúng các bài toán là một việc quantrọng, là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng của bài giải.Qua tóm tắt, giải bài toán có lời văn giúp học sinh rèn tư duy lô-gic óc suy luận, khảnăng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học .II.2. Thực trạnga. Thuận lợi - khó khăn*Thuận lợi:- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính quyềnđịa phương.- Có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường và sự hợp tác củahội cha mẹ học sinh.-Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: