Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 431.19 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 dành cho quý thầy cô nhằm rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng, tư duy lôgic, cảm thụ tốt bài văn, giúp các em tìm bố cục để phát triển óc phân tích, tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 I/ PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình TiếngViệt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kỹnăng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện đểcác em học tốt các phân môn khác. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như: đọcđúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh cónhững hiểu biết về kiến thức văn học, về ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu đượcnhững văn bản đọc sẽ giúp học sinh hiểu được đọc diễn cảm. Vì vậy giữa việcđọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là hai quá trình có liên quan gắn bó mật thiếtvới nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được văn hoá của dân tộc, tiếp thuđược nền văn minh của loài người thông qua sách vở. Qua việc đọc, học sinh biếtđánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm, thẩm mỹcủa các em được nâng lên cao, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xungquanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn. Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy đọc chohọc sinh, nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh( phátâm, từ ngữ, câu văn, đoạn văn... ), kiến thức bước đầu về văn học( văn xuôi, vănvần, nhân vật ...), kiến thức về đời sống, về giáo dục tình cảm, thể chất, thẩm mĩ.Sự phát triển nhiều mặt này tạo điều kiện để trẻ phát huy được mọi khả năng tiềmtàng, từ đó tạo cơ hội để sau này trẻ giúp ích cho xã hội. Phân môn Tập đọc ởTiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng: đọcrành mạch, lưu loát bài văn( khoảng 120 tiếng/ phút), đọc có biểu cảm bài văn,bài thơ ngắn, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. Thông qua các bài văn, bài thơ, họcsinh càng thêm yêu các miền quê của đất nước, đồng cảm với mọi tầng lớp nhândân, mọi con người trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới, biết quýtrọng, giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, giúp họcsinh thêm yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trongvăn chương. Môn học này góp phần rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng, tưduy lôgic. Giờ tập đọc, ngoài việc rèn đọc, dẫn dắt cho học sinh cảm thụ tốt bàivăn, thấy cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, chúng ta còn cho học sinh tìmbố cục để phát triển óc phân tích, tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp. Ngoài racòn rèn óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ... Phân môn Tập đọc kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trìnhTiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái haycái đẹp, vừa học cách dùng từ chính xác, đặt câu sinh động, được luyện về ngữâm, chính tả, tập làm văn. Học phân môn Tập đọc, việc rèn đọc và cảm thụ bài đọc là hai yếu tố khôngthể thiếu, hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực chonhau. Cảm thụ tốt giúp cho các em tìm được giọng đọc thích hợp cho bài đọc, từ -1-đó các em sẽ đọc một cách hay, diễn cảm. Ngược lại, đọc diễn cảm không tốt sẽkhó khăn việc cảm thụ bài văn. Muốn có kĩ năng đọc hay, diễn cảm, học sinh phải có khả năng cảm thụ bàiđọc ở mức độ nhất định. Khi đã có kĩ năng đọc tốt, học sinh sẽ hiểu đúng, cảmthụ sâu sắc hơn. Phân môn Tập đọc luôn luôn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ quátrình đọc và quá trình hiểu( hiểu nội dung cơ bản của bài đọc qua hệ thống từngữ, kiểu câu, bố cục và thể loại văn bản để đọc đúng, đọc hay và từ đó giúp họcsinh cảm thụ cái hay cái đẹp của tư tưởng, tình cảm, của nghệ thuật ngôn từ đểthể hiện ra cách đọc, giọng đọc, đọc diễn cảm). Để phát huy tầm quan trọng của phân môn Tâp đọc và để đạt được mục tiêumôn học, mỗi giáo viên cần hiểu sâu sắc mục đích của môn học, bài học, nhậnthức rõ phương pháp giảng dạy của phân môn. Thực tế trong quá trình dạy Tâp đọc lớp 5, tôi thấy chất lượng đọc của họcsinh chưa cao, nhất là việc đọc diễn cảm. Qua việc thử nghiệm ở trường Tiểuhọc, tôi thấy kết quả như sau: - Biết cách đọc thầm để tự hiểu nội dung bài đọc:18% HS đạt yêu cầu. - Biết đọc phần chú giải để hiểu đúng một số chi tiết trong bài: 8%. - Biết cách tìm đại ý bài: 10%. - Biết cách xác định đề tài của bài: 6%. - Biết cách suy nghĩ tìm ra điều mà tác giả muốn nói với người đọc: 3%. - Biết biểu hiện điều mình hiểu qua giọng đọc: 6%. Kết quả trên đây cho thấy cách dạy Tập đọc và tài liệu dạy Tập đọc lớp 5 chưalàm tốt việc tạo ra năng lực tự đọc ở học sinh vì chưa chú trọng việc dạy học sinhcách đọc văn bản và ứng xử với những điều đọc được. Ngày nay, đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới, xã hội ngày càngphát triển, vì vậy mỗi con người đòi hỏi tri thức ngày càng cao, trong đó pháttriển ngôn ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tư duy trở nên vô cùng thiếtyếu. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có, nó phải trải qua một quá trìnhrèn luyện kiên trì, bền bỉ. Hầu hết mỗi giáo viên đều không ngừng tìm tòi đổimới phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy Tập đọc. Xuất phát từ những vấnđề trong thực tiễn và nhu cầu của bản thân trau dồi kiến thức chuyên môn, nângcao năng lực của mình, mong phần nào góp phần nâng cao chất lượng đọc chohọc sinh, tôi mạnh dạn đề xuất một phần kinh nghiệm nhỏ về vấn đề“ Rèn đọcdiễn cảm cho học sinh lớp 5”. II/ PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy việc dạy của giáo viên và việc học củahọc sinh có một số vấn đề như sau: Về phía giáo viên: Đối với đa số giáo viên, Tập đọc không phải là phân mônkhó dạy. Hầu hết trong số họ đều có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi phươngpháp, nghiên cứu nội dung, học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt có đổi mới phươngpháp giảng dạy“ lấy học sinh làm trung tâm” song kết quả cho thấy học sinhchưa đọc được hay( đọc diễn cảm) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: