Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng tính thể tích khối chóp

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 925.12 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng tính thể tích khối chóp được viết với mục đích giúp các em chủ động ôn tập và tự tin chuẩn bị bước vào các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 sắp tới, ngay từ đầu năm học 2014 – 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng tính thể tích khối chópI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hình học không gian là một môn khoa học nghiên cứu về hình dạng, độ lớn và vị tríkhông gian của vật thể, là một môn học khó đối với nhiều học sinh phổ thông. Rất nhiềuem cảm thấy ngán ngại khi học môn học này, có em thuộc định lý, tính chất nhưng khôngbiết vận dụng vào giải bài tập, có em biết vẽ hình nhưng không đọc được hình…! Bài toántính thể tích khối chóp là một nội dung thường gặp trong các bài kiểm tra cuối học kỳ, bàithi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học – cao đẳng hàng năm. Phần lớncác em cảm thấy không thật thoải mái khi gặp nội dung này, vì các em lúng túng khi vẽhình, không xác định được đường cao của khối chóp nên không lập được công thức tínhthể tích khối chóp. Việc học hình học không gian ở lớp 11, các em mới chỉ dừng lại ởbước quan sát hình vẽ được chiếu trên màn hình trong các tiết dạy có ứng dụng công nghệthông tin, mà ít được hướng dẫn cụ thể từng thao tác để vẽ hình. Do vậy, việc truyền đạtkiến thức liên quan đến hình học không gian nói chung và tính thể tích khối chóp nói riêngđòi hỏi người Thầy cần có sự chọn lọc nhất định khi lồng ghép các ứng dụng công nghệthông tin vào bài giảng, phải kiên nhẫn, hướng dẫn các thao tác theo một trình tự nhấtđịnh, từng bước giúp các em chủ động thực hiện và tìm ra kết quả bài toán. Hoạt động chủ đạo và thường xuyên trong quá trình học toán của học sinh là hoạtđộng giải bài tập, thông qua đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo và khắc sâu kiến thức. Do vậyviệc hướng dẫn học sinh giải toán không phải chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinhnhững bài giải mẫu mà còn phải hướng dẫn cho học sinh suy nghĩ, nắm bắt được các mốiquan hệ ràng buộc giữa giả thiết và kết luận của bài toán, từng bước giúp học sinh độc lậpsuy nghĩ và chủ động để giải bài tập và củng cố kiến thức. Sách giáo khoa Hình học 12 (chuẩn và nâng cao) có nêu nội dung về “tính thể tíchkhối đa diện”, phần lý thuyết thì rất đơn giản nhưng phần bài tập thì thật không hề đơngiản đối với học sinh. Do kỹ năng giải toán hình học không gian nói chung và giải bài toánliên quan đến tính thể tích khối chóp nói riêng còn nhiều hạn chế nên các em thường bịmất điểm khi gặp những câu hỏi có liên quan đến nội dung này trong các đề thi tốt nghiệpvà tuyển sinh hàng năm. Cảm thông với những băn khoăn , lo lắng của các em và từ thực tế giảng dạy, tôi đãrút ra được một số kinh nghiệm trong việc thực hiện các bước cụ thể để hướng dẫn các emtính thể tích khối chóp. Nhằm giúp các em chủ động ôn tập và tự tin chuẩn bị bước vàocác kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 sắp tới, ngay từ đầu năm học 2014 –2015, tôi chọn viết và thực hiện đề tài: Rèn luyện kỹ năng tính thể tích khối chóp đốivới học sinh lớp 12 1II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1. Cơ sở lý luận Quy trình dạy học được hiểu là tổ hợp các thao tác của giáo viên và học sinh được tiếnhành theo một trình tự nhất định trên một đối tượng nhận thức nào đó. Chẳng hạn, quy trìnhbốn bước của Polya để giải một bài toán gồm :  Bước 1 : Tìm hiểu nội dung bài toán  Bước 2 : Tìm cách giải  Bước 3 : Trình bày lời giải theo trình tự các bước thích hợp  Bước 4 : Kiểm tra, nghiên cứu lời giải Một trong những nhiệm vụ dạy học môn toán chương trình phổ thông, đặc biệt vớihình học là hướng dẫn cho học sinh biết phân tích đề bài, thấy được sự liên quan giữa giảthiết và kết luận, biết dựng hình và định hướng được cách giải. Giải toán là một quá trình biến những tri thức tổng quát thành cái cụ thể, thành kinhnghiệm của bản thận, là một chặng đường nhiều thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ và đanxen một chút sáng tạo của học sinh. Vì tìm được cách giải một bài toán là một phát minh. Để giải một bài toán tính khoảng cách, ta thực hiện theo các bước sau :  Bước 1 : Đọc đề và phân tích đề  Bước 2 : Dựng hình phù hợp với nội dung của đề bài.  Bước 3 : Liên hệ nội dung cần chứng minh với các định lý, công thức có liên quan để giải bài toán. Tuy nhiên qua thực tế , việc học và nắm vững các bước trên để vận dụng vào giảitoán thật không hề đơn giản đối với học sinh, vì đây là một quá trình trừu tượng hoá vàkhái quát hóa trong việc rèn luyện tư duy toán học. Do vậy, thông qua một số bài toán cụthể để hướng dẫn các em làm quen dần với các bước cụ thể, nhận biết các dạng bài tập,từng bước giúp các em hình thành kỹ năng, kỹ xảo, chủ động giải quyết các tình huốngxảy ra trong quá trình giải toán, là cơ sở để các em khắc sâu kiến thức.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tàia. ư . Trong đề tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2014 vừa qua, đề thi của khối A, A1, Dvà cao đẳng đều có bài toán tính thể tích khối chóp. Các em đều có chung một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: