Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 790.11 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở bậc Tiểu học, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường nói chung. Nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Ngoài ra, phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt. Mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5Trường Tiểu học Cát LinhGiáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP NĂMTrường Tiểu học Cát LinhGiáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 A- PHẦN MỞ ĐẦU I - Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu “Nét chữ, nết người” có nghĩa là nétchữ thể hiện tính cách con người. Thông qua nét chữ người ta có thể đánh giángười viết là người như thế nào? Cho đến nay, câu nói trên vẫn được coi là đúng. Tuy nhiên chúng ta cầnphải hiểu “ nét chữ” không phải đơn thuần là nét thanh, nét đậm mà nó baohàm cả việc viết đẹp, viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng vàngữ pháp. Người xưa nói “Nét chữ, nết người” không chỉ hàm ý nét chữ thể hiệntính cách con người mà nó hàm ý rằng thông qua việc rèn luyện chữ viết màgiáo dục nhân cách con người. Như vậy việc rèn luyện cho học sinh viết chữđẹp, viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp vừa làmục đích vừa là phương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách họcsinh. Xuất phát từ nhận thức trên, ở bậc Tiểu học, phân môn chính tả có vị tríquan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ởtrường nói chung. Nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúngchính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa,tiếng Việt chuẩn mực. Ngoài ra, phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một sốphẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quýtiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Đối với người sử dụng tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ đó làngười có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả giúp học sinhcó điều kiện sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ mônvăn hoá, trong việc viết các văn bản, thư từ. Đồng thời viết đúng chính tả cònthể hiện sự tôn trọng của người viết đối với người đọc và với chính bản thânmình. Vấn đề chính tả của chữ Việt đã được bàn khá nhiều và đã đạt đượcnhững thành tựu tốt. Song đến nay chưa phải vấn đề đã được giải quyết hoàntoàn. Qua các giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong dạyvà học chính tả hiện nay.Trong thực tế, học sinh còn viết sai nhiều lỗi. Tìnhtrạng đó có nguyên nhân từ cả nội dung và phương pháp dạy học phân mônnày. Xuất phát từ thực tế trên mà tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung “Rènviết đúng chính tả cho học sinh lớp Năm”. II- Mục đích - phạm vi nghiên cứu 1- Mục đích nghiên cứu 2Trường Tiểu học Cát LinhGiáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Qua đề tài này tôi muốn mình thực sự nghiên cứu nội dung chương trìnhmôn tiếng Việt ở tiểu học, cụ thể là phát hiện, tìm nguyên nhân và biện phápsửa lỗi chính tả cho học sinh lớp Năm. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm cho bảnthân, phục vụ việc giảng dạy tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nóiriêng ở tiểu học. 2- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc thốngkê phân loại các lỗi chính tả mà học sinh lớp Năm hay mắc phải, từ đó tìmnguyên nhân và đưa ra các biện pháp giúp học sinh sửa lỗi. III- Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: 1- Phương pháp nghiên cứu lý luận : Trên cơ sở lý luận của các vấn đề như tâm lý học, giáo dục học, phươngpháp dạy bộ môn tôi nghiên cứu để rút ra các vấn đề có liên quan đến việc dạyhọc chính tả ở tiểu học. Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu thamkhảo về chữa lỗi chính tả cho học sinh, từ đó tôi tìm ra phương pháp chungcũng như tìm ra nguyên nhân và cách sửa lỗi chính tả thích hợp cho học sinhlớp Năm. 2- Phương pháp điều tra khảo sát: - Mục đích : Thông qua việc điều tra, khảo sát, tôi có thể nắm được thựctế của việc dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng.Từ đó tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp thích hợp để sửa các lỗi chính tảcho học sinh. - Cách tiến hành: Điều tra và khảo sát học sinh tại trường Tiểu học CátLinh qua hình thức + Phiếu điều tra. + Nói chuyện, trao đổi với học sinh. 3- Phương pháp trò chuyện : Sử dụng phương pháp này tôi đã trực tiếp trao đổi, hỏi ý kiến của giáoviên trong khối để tìm hiểu thực trạng việc dạy học chính tả, những khó khăncủa học sinh cũng như của giáo viên khi dạy chính tả, những lỗi chính tả màhọc sinh thường mắc và những biện pháp sửa lỗi cho học sinh của giáo viên. 4- Phương pháp quan sát: - Quan sát và dự giờ dạy chính tả của đồng nghiệp. - Quan sát học sinh thực hiện các bài chính tả. 5- Phương pháp thực nghiệm : ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: