Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy học một số văn bản tự sự, Ngữ văn 9

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.32 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện thường bắt đầu từ các sự kiện có vấn đề đó là tình huống truyện. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác tình huống chính là một lát cắt của tác phẩm, là vực xoáy trên dòng sông, tình huống truyện gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy học một số văn bản tự sự, Ngữ văn 9 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành giáo dục Thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và Ngày Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) đóngTT tên tháng (hoặc nơi danh độ góp vào việc tạo năm thường trú) chuyên ra sáng kiến sinh môn (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)1 ĐINH 27/07/ Trường Giáo viên ĐHSP 100% THỊ 1983 TH- THCS THCS Ngữ THU Thanh Lương văn THỦY1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Khai thác tình huống truyệntrong quá trình dạy học một số văn bản tự sự, Ngữ văn 9 ”.2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Ngữ văn)4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 30/11/20205. Mô tả bản chất của sáng kiến:5.1. Tính mới của sáng kiến: Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện thường bắtđầu từ các sự kiện có vấn đề đó là tình huống truyện. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tàinăng của mình. Nói cách khác tình huống chính là một lát cắt của tác phẩm, là vựcxoáy trên dòng sông, tình huống truyện gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởngcủa tác phẩm. Nếu như khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịpđiệu,…thì khai thác một tác phẩm tự sự phải chú tới nhân vật ở các góc cạnh khác nhau từ đó mà phát hiện ra giá trị cuộc sống, cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. Để khám phá nhân vật cũng như những giá trị khác của tác phẩm cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện thì học sinh phải nắm vững tác phẩm, hiểu được diễn biến của câu chuyện từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống. Phần lớn các tác phẩm được trích giảng trong chương trình Ngữ văn 9 đều là tác phẩm có cốt truyện độc đáo. Thông qua cốt truyện tác giả muốn chuyển tải tới người đọc những vấn đề về nhân sinh trong cuộc sống. Việc tìm hiểu về nhân vật hay các giá trị nội dung của tác phẩm sẽ thuận lợi và sâu sắc hơn nhiều khi chúng ta khai thác tình huống truyện. 5.2. Nội dung sáng kiến:5.2.1. Thực trạng: Tác phẩm truyện ngắn chiếm một lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn9. Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với các thể loạivăn học khác trong đời sống văn học của chúng ta. Nhận diện thể loại truyện ngắncũng như sáng tạo thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục cho cả người sáng tácvà giới nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên,việc khai thác, tìm hiểu, khám phá truyệnngắn từ góc độ tình huống truyện lại chưa được thực sự quan tâm đúng mức của cảngười dạy lẫn người học nên việc cảm thụ tác phẩm truyện ngắn của người họcchưa được sâu sắc, trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 9 ( các văn bản tự sự) ởtrường TH-THCS Thanh Lương tôi đã gặp một số khó khăn như:- Về phía GV: Các tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 9 có dunglượng kiến thức tương đối dài. Trong khi vốn HS đã ít có sự say sưa đối với mônVăn, đa số các em thường rất lười đọc bài và chuẩn bị bài trước ở nhà, hoặc nếu cóthì các em lại chuẩn bị qua loa một cách đối phó, nên việc giúp các em phát hiệntình huống truyện rất khó khăn và mất tương đối nhiều thời gian khi tiếp cận bàimới. - Về phía HS: + Không biết tác phẩm nào có tình huống truyện. + Không phân biệt, nhận dạng được tình huống truyện. + Không biết một tác phẩm sẽ có một hay hay nhiều tình huống truyện. + Thường nhầm lẫn tình huống truyện với tình tiết, chi tiết trong tác phẩm. + Không biết cách phân tích ý nghĩa của tình huống truyện… Vì vậy khi xác định tình huống truyện cũng như khai thác ý nghĩa của tình huống truyện học sinh thường rất lúng túng. Và đó cũng là một trong những lí do khiến học sinh chưa thực sự có hứng thú khi học các văn bản tự sự, khiến các giờ dạy học văn bản tự sự trở nên nặng nề.5.2.2. Khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện là sự sắp xếp các tình tiết, các sự kiện nhằm thúc đẩy câuchuyện, tạo ra xung đột, mâu thuẫn … Tình huống phải mang giá trị thể hiện tưtưởng của tác phẩm. Hay nói cách khác tình huống truyện là một trong những yếu tốcơ bản của văn xuôi tự sự. Tình huống tạo nên nét riêng của truyện, đồng thời thểhiện tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Nghệ thuật tạo dựng tình huốnglà tạo hoàn cảnh đặc trưng, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật bộclộ hết tính cách, tâm trạng của mình.5.2.3.Phân loại tình huống truyện:- Tình huống tâm lí: Đây là tình huống khi diễn ra giúp làm sáng tỏ đặc điểm tâm lícủa nhân vật. Ví dụ tác phẩm “Làng” nhà văn Kim Lân đã xây dựng cảm xúc củaông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, từ đau khổ tột cùng cho đến vui sướng khithông tin được làm sáng tỏ.- Tình huống hành động: Tình huống hành động giúp bộc lộ diễn biến hành độngqua đó làm rõ nét tính cách nhân vật. Ví dụ trong “Những ngôi sao xa xôi” trongtình huống Phương Định phải phá bom là tình huống thử thách giúp ta thấy phẩmchất cao đẹp, tình đồng chí của cô gái này.- Tình huống nhận thức: Đây là tình huống không nhằm miêu tả hành động haytâm lí mà thông qua đây nhà văn giúp nhân vật hiểu ra quy luật cuộc sống.5.2.4.Tác dụng của tình huống truyện:- Với cốt truyện: Thúc đẩy cốt truyện phát triển, tạo kịch tính, tạo sự hấp dẫn.- Với nhân vật: Thể hi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: