Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8

Số trang: 23      Loại file: doc      Dung lượng: 5.32 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8" nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người người qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8 UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMKhai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8 Lĩnh vực: Sinh học Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Trương Thị Thu Hương Đơn vị công tác: Trường THCS ThanhXuân Nam Chức vụ: Giáoviên Nămhọc 2020 – 2021 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang phát triển theohướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Muốn công nghiệp hóa- hiện đại hóa đấtnước thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựukhoa học và kĩ thuật hiện đại của thế giới. Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhâncách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải năng động sángtạo, có kĩ năng giao tiếp,... đây cũng là vấn đề Đảng và nhà nước ta rất quantâm. Như Bộ trưởng Bộ giáo dục đã nói “quá trình đổi mới giáo dục gắn liền vớisự phát triển của đất nước”. Vậy đổi mới giáo dục là gì? Đổi mới giáo dục tức là đổi mới phương phápdạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo phương pháp phát huytính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Với phương pháp dạy họcmới sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tòan diện cho học sinh,nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI, sống và làm việc trong mộtxã hội công nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏiđề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phươngpháp dạy và học. Giáo viên trở thành người tổ chức, thiết kế hoạt động, hướngdẫn học sinh tự nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo ở ngườihọc. Bên cạnh nhiệm vụ trang bị những kiến thức và hiểu biết cần thiết, mỗi bộmôn ở trường phổ thông còn phải rèn luyện cho HS những kĩ năng trình bày mộtvần đề nào đó trước nhiều người. Sinh học là một trong những bộ môn khoa học ở trường THCS, được thiếtkế chủ yếu theo lôgic môn học (theo trình tự : Thực vật – Động vật – Giải phẫusinh lý người – Di truyền). Đây là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế đờisống, gần gũi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Từ đó tạo ra sự kíchthích, trí tò mò khoa học và hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt, ở môn họcnày giúp các em mô tả được hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đạidiện của các nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống làm sao đểgiúp học sinh có thể tự mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo cơ thể củamột sinh vật thông qua mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước mọi người. Đặcbiệt gần gũi và thiết thực nhất với các em là môn : Cơ thể người và vệ sinh, cácem học sinh lớp 8 trong độ tuổi có sự thay đổi về hình thái cũng như hoạt độngsinh lí của cơ thể. Khi giảng dạy bộ môn Sinh học 8, điều mà tôi quan tâm làkhông chỉ giúp HS hiểu bài mà qua mỗi bài học các em tự có ý thức giữ gìn vệsinh cá nhân, có các biện pháp bảo vệ và rèn luyện cơ thể để có một sức khỏe tốtthì mới có thể học tập tốt, lao động tốt. Để nâng cao tri thức, học sinh cần tìmhiểu thực tế, hình ảnh sống động hơn, thuyết phục hơn.Đó là lý do tôi chọn đềtài :“ Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8”.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 21. Mục tiêu Dạy sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểmcấu tạo, các bộ phận và chức năng của cơ thể con người nhằm giúp học sinhtrong việc tìm hiểu cơ thể của con người ngừơi qua các bài học, đặc biệt trên môhình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rènluyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơthể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dụctrung học cơ sở.2. Nhiệm vụ- Nhiệm vụ trang bị tri thức, hình thành ở học sinh những kiến thức cơ bản có hệthống về các đặc điểm hình thái cấu tạo, chức năng của các cơ quan cơ thểngười.- Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng, nhận thức cảmtính, kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ nhận thức lý tính,kỹ năng so sánh, phântích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa, cụ thể hóa,hệ thống hóa. Đây lànhững kỹ năng cần thiết cho việc tự học và học tập liên tục sau này.- Nhiệm vụ giáo dục: Dạy học Sinh học 8 góp phần: + Giáo dục thế giới quan khoa học, mối quan hệ giữa các cơ quan trongcơ thể. + Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻđẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ.3. Nhiệm vụ nghiên cứu- Phương pháp dạy học sinh học- Phương pháp đánh giá học sinh- Thực nghiệm và kết quảIII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp điều tra thực tiễn.- Phương pháp nghiên cứu học sinh- Phương pháp quan sát, tổng hợp.2. Hệ thống các phương pháp giáo dụca. Khái niệm về phương pháp giáo dục+ Là cách thức hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học. Đólà sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học trongquá trình dạy học.+ Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của giáo viên và của họcsinh trong quá trình dạy học. Được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viênvà sự hoạt động tích cực, tự giác của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụdạy học theo hướng của mục tiêu đề ra.b. Chức năng của phương pháp- Phương pháp dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển năng lựchoạt động trí tuệ và chức năng giáo dục.Trong quá trình dạy học nhờ có sự lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương phápdạy học, người học nắm vững hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức độ từthấp đến cao. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: