Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn lớp 8

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.95 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp cho học sinh có thái độ và hành vi, thói quen lành mạnh để thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đó chính là những đặc trưng cơ bản quyết định đến mục tiêu của cuộc sống trong môn học Ngữ văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn lớp 8 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN - Họ và tên: Võ Thị Thanh Thúy - Ngày, tháng, năm sinh: 16-02-1972 - Cơ quan, đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Trần Quang Khải - Chức vụ/ chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn 1. Tên sáng kiến: “Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tốmiêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn lớp 8”. 2. Lĩnh vực áp dụng 2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở 2.2. Mục tiêu: Phẩm chất đạo đức con người không phải lúc sinh ra đã có. Những tác độngtừ bên ngoài để hình thành tâm hồn, tính cách của một con người diễn ra bằngnhiều hình thức. Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàncảnh khác nhau. Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo củaphụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định. Hai là nhữngem sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặccon cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại mang đến cho các em một thiếusót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dụckĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua học tập, sinh hoạt ở trường làđiều hết sức cần thiết. Do đó, tôi mạnh dạn đưa hoạt động rèn luyện kĩ năngsống cho học sinh vào phân môn tập làm văn là “Lồng ghép kĩ năng sống vàophân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chươngtrình Ngữ văn lớp 8”. Từ đó giúp cho học sinh có thái độ và hành vi, thói quenlành mạnh để thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa vềthể chất lẫn trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đó chính là những đặc trưng cơ bảnquyết định đến mục tiêu của cuộc sống trong môn học Ngữ văn. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Trần Quang Khải 3. Cơ sở pháp lý: Cơ sở lí luận: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồnnhân lực phục vụ sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu pháttriển của người học, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cộtcủa giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là : Họcđể biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mụctiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị những nănglực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục đang chuyển hướngphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp vớiđặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyệnkĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đượcxác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” với đặc trưng môn Ngữ văn giúp họcsinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm củacon người với tính chất là môn học giúp học sinh học tập, giao tiếp và nhận thứcvề xã hội và con người. Giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảmxúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học,không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiềunhưng chung quy là do nhận thức, ý thức cơ bản vẫn là do các em thiếu kĩ năngsống. Đây là vấn đề được ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện thìchưa đem lại nhiều hiệu quả. Cho nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các emcần phải thực hiện sớm. Vấn đề học sinh thiếu kĩ năng sống, thiếu tính tự lập,sống ích kỷ, vô tâm thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là nhữngcản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên, không ít các bậc cha mẹ phảiphiền lòng vì con cái, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụtrè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xửlý tình huống dù là thật đơn giản. Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín vớithực tại. Thực tế cho thấy có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của conngười, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: Nhiều học sinh biết rằng vi phạm sẽ bị phạt nhưng vẫn vi phạm đóchính là vì học sinh đã thiếu kĩ năng sống. Có thể nói kĩ năng sống chính lànhững nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thóiquen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàngtrước những khó khăn, thử thách; biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: