Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.55 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giúp học sinh cá biệt có những nhận thức đúng đắn trong học tập, từ đó suy nghĩ đúng đắn hơn, hòa nhập hơn với bạn bè và đem lại kết quả học tập tốt hơn. Đồng thời cải thiện bớt tình hình học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi nói riêng và các trường THCS nói chung. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục, thẫm mỹ và các kỉ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỉ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề đặc biệt là đi vào cuộc sống. Về mặt đạo đức hay nói khác là hạnh kiểm của học sinh phải được học sinh hình thành trên cơ sở rèn luyện của bản thân học sinh ngay trên ghế nhà trường , đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THCS. Đó là ý thức học tập chấp hành nội quy của trường, lớp đặc biệt là chấp hành đúng pháp luật. Nhưng thực tế hiện nay ở hầu hết các trường học đều xuất hiện một số học sinh không chấp hành nội quy trường lớp, học tập không nghiêm túc, gây gỗ, đánh nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp chung của trường và chất lượng học tập giảm sút. Số học sinh này được gọi là học sinh cá biệt và số lượng học sinh cá biệt có xu hướng ngày càng tăng, nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa đem lại hiệu quả. Trước tình hình đó bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và cũng là một trong những người làm công tác chủ nhiệm lớp, tiếp cận với nhiều đối tượng học sinh, tìm hiểu được về hoàn cảnh gia đình cụ thể của từng đối tượng học sinh do đó tôi nhận thấy rằng cần phải có những biện pháp thích hợp, phù hợp với từng đối tượng cụ thể để có thể cảm hóa được các em, giáo dục, uốn nắn các em để các em có suy nghĩ chín chắn và có bước đi đúng hướng trong học tập cũng như trong suy nghĩ để tương lai các em bước vào đời mà không phải bỡ ngỡ.Vì vậy bản thân tôi đề xuất một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở các trường THCS nói chung và trường THCS Nguyễn Trãi nói riêng, mong tìm ra những giải pháp để tháo gỡ vấn nạn học sinh cá biệt trong trường học. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Giúp học sinh cá biệt có những nhận thức đúng đắn trong học tập, từ đó suy nghĩ đúng đắn hơn, hòa nhập hơn với bạn bè và đem lại kết quả học tập tốt hơn. - Giúp học sinh cá biệt có nhận thức đúng đắn hơn trong suy nghĩ và hành vi, thái độ của mình đối với những người xung quanh. - Góp phần cải thiện bớt tình hình học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi nói riêng và các trường THCS nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu - Lớp 8A7 gồm những em học sinh cá biệt sau:Giáo viên : Nguyễn Thị Tài - THCS Nguyễn Trãi Trang 1 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi 1. Em Hồ Thị Thanh Thảo 2. Phạm Minh Hoàng 3. Phạm Tiến Sơn 4. Bùi Tiến Việt - Lớp 8A5 gồm những em học sinh cá biệt sau: 1. Lương Quyền Anh 2. Y Nguyên Niê - Lớp 8A6 gồm những em học sinh cá biệt sau: 1.Trần Minh Hùng 2.Nguyễn Văn Tuấn4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. Để thực hiện được đề tài này bản thân tôi đã nghiên cứu một số đốitượng học sinh khối 8 của trường THCS Nguyễn Trãi. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014-2015.5.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân loại học sinh. - Phương pháp phân tích đối tượng học sinh. - Phương pháp tìm hiểu hoàn cảnh đối tượng học sinh. - Phương pháp giáo dục, cảm hóa học sinh. II. PHẦN NỘI DUNG1.Cơ sở lý luận - Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy côgiáo khi nói về những học sinh chưa ngoan như: Gây gỗ, đánh nhau, bỏ giờtrốn học, không nghiêm túc trong học tập và có thái độ vô lễ với thầy côgiáo..vv không chấp hành nội quy của trường, lớp, xa hơn nữa là vi phạmpháp luật. Học sinh cá biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, dễ bịlôi cuốn, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ họcgiữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt, trăn trở của nhà trường,gia đình và xã hội. Qua theo dõi và phát hiện trong những năm gần đây, họcsinh cá biệt có hiện tượng gia tăng ở nhiều cấp độ khác nhau, nó để lạinhững hậu quả như những sự việc xảy ra ở các trường THPT là trò đánh lạithầy, học sinh đánh nhau xé quần áo giữa đường, cướp của rồi giết người,học sinh cá biệt mang dao đến trường học rồi khi xảy ra mâu thuẩn dẫn đếngiết người, những hành vi đó của thanh thiếu niên học sinh đang tác độngtrực tiếp đến học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh cá biệt tăng theo cấp, lớp: Ở lớp 6,7 có nhưng chưa bộc phát,đến lớp 8, 9 học sinh có những biểu hiện và thái độ thiếu nghiêm túc tronghọc tập, sinh hoạt, nếu chúng ta là những người trực tiếp làm công tác giáodục mà không uốn nắn kịp thời thì các em sẽ trở thành học sinh cá biệt.Giáo viên : Nguyễn Thị Tài - THCS Nguyễn Trãi Trang 2 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Trãi Học sinh cá biệt tăng theo xu thế phát triển của xã hội ở nhiều khíacạnh tiêu cực. Học sinh cá biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và cóthể chia làm 4 nhóm như sau: Nhóm 1: Gây gỗ đánh nhau kết thành băng nhóm: nhóm này học sinhcó thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua đòi, làm anh hùng ở tuổi mới lớnvà thừng xuất hiện ở lớp 8,9. Nhóm 2: Bỏ giờ trốn tiết dẫn đến kết quả học tập sa sút: Học sinh thiếuđiều kiện học tập, tiếp thu chậm, dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thừơngkhông thuộc bài, sợ bị kiểm tra nên thường xuyên trốn học, kết quả học tậpsa sút hoặc có khả năng bỏ học giữa chừng, bạn bè lôi kéo tham gia các tròchơi điện tử mà bỏ giờ trốn tiết. Nhóm 3: Quậy phá trong giờ học, thiếu nghiêm túc trong thi cử: Học sinhkhông tập trung nghe g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: