Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hại

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 569.79 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm đó, để không có những vấn đề đáng tiếc xảy ra, để các em khôn lớn trưởng thành mạnh mẽ, lành mạnh và trở thành người có ích cho đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hạiSáng kiến kinh nghiệm về phòng chống xâm hại trẻ em. MỤC LỤC TRANG MỤC LỤC....................................................................................................1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............... ........................................................1 II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................1 III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI............................................................... .....2 IV. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU.................................................. .....2 V. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................2 VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN....................................................................6 B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG ....................................................................................7 II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................13 1. Trang bị cho các em các kỹ năng sống.................................................13 2. Kết quả nghiên cứu...............................................................................15 3. Hiệu quả áp dụng..................................................................................19 C. PHẦN KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................22 II. Bài học kinh nghiệm.............................................................................22 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................25 1/25 Sáng kiến kinh nghiệm về phòng chống xâm hại trẻ em. SKKN VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xẩy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi. Trên các phương tiện thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay. Đây không phải việc làm dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng. Bản thân là một người làm công tác giáo dục, hàng ngày được chứng kiến sự ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò, hàng ngày cắp sách đến trường để lĩnh hội tri thức, chuẩn bị hành trang bước vào đời. Vậy mà các em có nguy cơ gặp phải những trường hợp đau lòng như bị xâm hại sẽ làm tổn thương đến tâm lý của các em. Rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ hoàn toàn khác như: thụ động, thờ ơ, lo sợ, tự kỷ...thậm chí cả cái chết. Đó là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Vì vậy, với mong muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất để có thể giúp các em phòng ngừa xâm hại, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hại”, để góp phần đào tạo một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh để có thể ứng phó với bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. MỤC ĐÍCH:- Đề tài nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm đó, để không có những vấn đề đáng tiếc 2/25 Sáng kiến kinh nghiệm về phòng chống xâm hại trẻ em.- xảy ra, để các em khôn lớn trưởng thành mạnh mẽ, lành mạnh và trở thành người có ích cho đất nước. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã thống kê. - Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về nhận định thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng vấn đề cụ thể. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 1. ĐỐI TƢỢNG - Các em học sinh từ 11 tuổi đến 14 tuổi ( Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 – Khối THCS) - GVCN các khối lớp 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu ở lứa tuổi học sinh THCS, đồng thời nghiên cứu các giá trị kỹ năng sống cho học sinh. - Cụ thể là lớp 7A2 và 6A3, lớp 8A5, 9A1 (180 học sinh). - Khảo sát, đánh giá, tổng hợp, khái quát dựa trên số liệu thống kê từ 4 khối lớp về khả năng nhận thức và bảo vệ bản thân của học sinh. IV. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU Tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất có thể giúp các em học sinh có những kỹ năng, biện pháp cần thiết trong việc phòng chống khi kẻ xấu xâm hại. Góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ năng động, tự tin, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Chúng ta có thể hiểu xâm hại trẻ em nói chung là một vấn đề rất được quan tâm và đặc biệt hơn cả là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Theo UNICEF: “ Xâm 3/25Sáng kiến kinh nghiệm về phòng chống xâm hại trẻ em. hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (Hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến pháp luật hay các giá trị văn hoá sở tại”. Thực tế hiện nay, tình trạng trẻ bị xâm hại xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể là nạn nhân. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được các em, bảo đảm cho các em có một cuộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: