Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.20 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm. Các kỹ năng cần rèn luyện để viết đoạn văn trình bày luận điểm. Một số dạng bài tập vận dụng. Bài tập rèn kỹ năng chữa lỗi trong đoạn văn nghị luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN- Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8.- Tác giả: Nguyễn Thị Lộc- Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến- Chức vụ: Giáo viên- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn Bá Hiến, tháng 1 năm 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyêna) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Nguyễn Thị Lộc- Ngày tháng năm sinh: 18/01/1979 Nam, nữ: Nữ- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Bá Hiến- Chức danh: Giáo viên- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả,nếu có): 100%b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Lộcc) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thôngtin cần được bảo mật (nếu có):- Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểmcho học sinh lớp 8.- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS.- Mô tả sáng kiến:I. Lời giới thiệu Môn ngữ văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống giáodục và đào tạo nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mục tiêu giáo dụckhông chỉ hình thành cho trẻ tri thức mà đặc biệt chú trọng đến việc rèn kĩ năngsống, phát triển năng lực học sinh thì môn Ngữ văn càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. Khi dạy văn nghị luận, công việc trình bày luận điểm có vai trò vô cùngquan trọng. Có thể cho rằng nếu một học sinh đã tìm được đúng và đủ nhữngluận điểm cần thiết để làm bài, đã sắp xếp được các luận điểm đó thành một bốcục hợp lí và đã biết cách trình bày luận điểm, thì với em đó,làm văn nghị luận 1sẽ không còn là một công việc quá khó khăn. Bởi thế rèn kĩ năng trình bày luậnđiểm phải được coi là khâu có ý nghĩa quyết định để học sinh từ chỗ chưa biết,chưa thành thạo cách làm bài đến chỗ biết làm và làm thành thạo. Tất cả những lí do trên đã cho thấy vai trò, vị trí của việc xây dựng đoạnvăn cho học sinh THCS, từ đó thôi thúc tôi không ngừng suy nghĩ học hỏi tìmtòi nghiên cứu đề tài này để xây dựng các bước rèn kĩ năng viết đoạn văn trìnhbày luận điểm cho học sinh tốt hơn.II. Giải pháp mới1. Giải pháp thứ nhất: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trình bàyluận điểma. Rèn kỹ năng trong giờ lý thuyết Rèn luyện kỹ năng trong giờ lý thuyết có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Truyền đạt kiến thức lý thuyết thông qua giờ thực hành (Phântích mẫu, rút ra kết luận). - Đây là phần trọng tâm của một bài dạy lý thuyết về kỹ năng. Giáo viênlấy ngữ liệu cụ thể; dẫn dắt để học sinh tự khái quát nên khái niệm đoạn văn.Sau đó, giáo viên củng cố, khắc sâu khái niệm đoạn văn. Như vậy thông quaphần hướng dẫn bài tập, giáo viên hình thành cho học sinh các bước đi cụ thể vàkiến thức cơ bản. Bước 2: Hướng dẫn luyện tập. Đây cũng được xem là nội dung chính của bài học. Giáo viên cần dànhthời gian hợp lí để hướng dẫn học sinh giải bài tập khắc sâu kiến thức. Như vậy dạy học lý thuyết thông qua thực hành là một giờ dạy mà thôngqua thực hành để rút ra lý thuyết, củng cố lý thuyết của bài học.b. Rèn kỹ năng trong giờ thực hành Rèn kỹ năng trong giờ thực hành có thể khái quát thành các bước sau: Bước 1: Ôn lại lý thuyết về đoạn văn. Giáo viên yêu cầu học sinh tái hiện lại nội dung lý thuyết đã học để làmcơ sở cho thực hành. Bước 2: Tổ chức thực hành. 2 Ở bước này, giáo viên ra yêu cầu cụ thể. Giáo viên có thể chia lớp thànhnhiều nhóm nhỏ, sau đó phân công công việc cho từng nhóm. Các nhóm tiếnhành làm việc. Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo. Sau khi thảoluận xong, các nhóm trình bày kết quả của mình, các nhóm khác nhận xét, bổsung. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, phát hiện và sửalỗi. Bước 4: Thực hành bằng hệ thống bài tập.c. Rèn kỹ năng trong giờ trả bài Quy trình được thực hiện thông qua những bước sau: Bước 1: Nêu đoạn văn chứa lỗi. Bước 2: Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích lỗi. Bước 3: Yêu cầu học sinh tìm cách sửa lỗi. Bước 4: Giáo viên giúp học sinh lựa chọn cách sửa lỗi hợp lí nhất.2. Giải pháp thứ hai: Các kỹ năng cần rèn luyện để viết đoạn văn trình bàyluận điểma. Nêu luận điểm Làm thế nào để nêu rõ luận điểm? - Để có thể nêu rõ luận điểm, người làm văn cần tập viết thật tốt câu chủđề của đoạn văn. Các đoạn văn nghị luận thường có câu chủ đề. Câu chủ để cónhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng, chính xác. Trongmột đoạn văn nghị luận, câu chủ đề phải viết cho thật gọn gàng, rõ ý. Trong đờisống thực tế, câu chủ đề thường phải nhắc lại một phần câu hỏi. Tương tự nhưthế, cũng nên diễn đạt câu chủ đề sao cho gần gũi, không tách rời, không xacách với hình thức diễn đạt của đề bài. - Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầutiên (đối với đoạn văn diễn dịch) hoặc ở cuối cùng (đối với đoạn văn quy nạp).Có trường hợp câu chủ đề đặt ở giữa đoạn (đoạn kết hợp diễn dịch và quy nạp)hoặc không có câu chủ đề (chủ đề được hiểu ngầm, toát lên từ toàn bộ nội dungđoạn văn).b. Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm 3 Làm thế nào để làm sáng tỏ luận điểm? Một luận điểm chỉ thực sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: