Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp xây dựng và phát huy nếp sống văn hóa ở trường THCS Mê Linh

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.96 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Một số giải pháp xây dựng và phát huy nếp sống văn hóa ở trường THCS Mê Linh" được nghiên cứu nhằm tạo ra nếp văn hóa mang dấu ấn của một nhà trường, đồng thời để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa nhà trường trong thời đại ngày nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp xây dựng và phát huy nếp sống văn hóa ở trường THCS Mê Linh PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Văn hóa phản ánh bản sắc, cội nguồn của một dân tộc, phản ánh dòngchảy lịch sử. Văn hóa tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vữngvà trật tự xã hội. Hơn nữa trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởimôi trường văn hóa mà trong đó họ sinh sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có mộtnền văn hóa riêng bởi nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc củadân tộc đó. Muốn có nền văn hóa đặc sắc, bền vững thì phải xây dựng nhữngchuẩn mực văn hóa để từ đó con người có ý thức răn mình theo những chuẩnmực đó. Nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và định hướnghọc sinh đi theo những chuẩn mực văn hóa. Trong giáo dục, mỗi nhà trườngcũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà người ta thường gọi làvăn hóa nhà trường. Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII, Banchấp hành Trung ương Khóa XI với nội dung “đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.” Một trongnhững nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra là xây dựng một xã hội không chỉ có nềnkinh tế và khoa học công nghệ phát triển cao và cùng với nó phải là môi trườngvăn hóa trong sạch, lành mạnh, thực sự là nguồn năng lượng tinh thần, là cái“nôi”, là “ngôi nhà lớn” nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thànhnhân cách con người. Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào mà Việt Nam đã đạt được trongcông cuộc đổi mới vừa qua, cũng phải nghiêm túc nhìn nhận về thực trạng vănhóa nhà trường của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Một thực trạng màchúng ta thấy là sự gia tăng các tệ nạn xã hội, sự băng hoại đạo đức, lối sốngcủa một lớp người trong xã hội, đặc biệt là lớp trẻ; sự tấn công, phá hoại nhiềumặt của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang làm xói mòn đạo đức lốisống, phá vỡ thuần phong mỹ tục. Thực trạng xã hội như vậy đang là vấn đề thách thức đối với toàn xã hội,nhất là đối với ngành giáo dục. Mê Linh, một huyện ngoại thành Hà Nội, giữabao khó khăn bộn bề của vùng ven đô, với trình độ dân trí còn chưa cao, nhiềunhà trường chưa thực sự coi trọng vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường lànhmạnh để đào tạo những con người phát triển toàn diện. Nhiều trường học mớichỉ quan tâm tới việc truyền thụ kiến thức học sinh, chưa chú trọng đúng mứcđến việc giáo dục phẩm chất đạo đức, phát triển nhân cách con người. Những 2hiện tượng tiêu cực nảy sinh không được kịp thời uốn nắn dẫn đến những hậuquả đáng tiếc trong thế giới học đường như: bỏ học, trộm cắp, ma tuý, thuốc láđiện tử, bạo lực học đường… Trật tự trường học chưa đảm bảo, mối quan hệnhà trường – gia đình – xã hội lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những tệ nạn, nhữngcái xấu thâm nhập vào trường học. Đây là những bức xúc, đòi hỏi sự quan tâmvào cuộc của các lực lượng giáo dục. Xuất phát từ thực tế đó đồng thời nhằm thực hiện có hiệu quả phong tràothi đua xây dựng “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”mà ngành Giáo dục – Đào tạo Thủ đô đang thực hiện hiện nay, tôi lựa chọn đềtài “Một số giải pháp xây dựng và phát huy nếp sống văn hóa ở trườngTHCS Mê Linh” nhằm trao đổi những giải pháp, chia sẻ những việc đã vàđang làm trong công tác quản lý, chỉ đạo tại nhà trường, giúp cho việc thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ các năm học và tạo nên một môi trường văn hóa của mộtnhà trường có bề dày lịch sử hình thành và phát triển.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm tạo ra nếp văn hóa mang dấu ấn của mộtnhà trường, đồng thời để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng củavăn hóa nhà trường trong thời đại ngày nay.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp xây dựng và phát huy nếp sống văn hóa trong nhà trường. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, việcnghiên cứu của tôi được tiến hành ở trường THCS Mê Linh, huyện Mê Linh,thành phố Hà Nội.4. Phương pháp nghiên cứu:Để thực hiện đề tài tôi áp dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê - Phương pháp giải thích - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh 3 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận của việc xây dựng và phát huy nếp sống văn hóa nhàtrường: 1. Một số khái niệm cơ bản về văn hóa: Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có những giá trị văn hóa của nónhư: văn hóa công sở, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếpứng xử, văn hóa chợ… và văn hóa học đường. Văn hóa bao giờ cũng gắn vớigiáo dục và giáo dục luôn đi liền với văn hóa. Xã hội loài người muốn tồn tại vàphát triển thì phải duy trì, bảo tồn và phát triển giáo dục và văn hóa. Người ta hay nói đến ba loại hành vi của mỗi con người trong cách ứngxử với người khác, với cộng đồng xã hội và với môi trường xung quanh. Đó làhành vi đạo đức, hành vi pháp luật và hành vi văn hóa. Hành vi văn hóa khôngphải là một hành vi riêng mà nó có thể là hành vi đạo đức hay hành vi pháp luậtnhưng được chủ thể thực hiện với một mức độ thẩm mĩ nhất định. Đây là cơ sởđể chúng ta hiểu về hành vi văn hóa nói chung và văn hóa trong nhà trường nóiriêng. Vậy muốn hiểu văn hóa nhà trường là gì, trước hết chúng ta cùng đi tìmhiểu một số khái niệm về văn hóa. 1.1 Khái niệm văn hóa: Theo thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus”mà nghĩa gốc là “gieo trồng”, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồngruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “sự giáo dục bồidưỡng tâm hồn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: