Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc THCS

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt chất lượng mũi nhọn trong quá trình học tập môn Ngữ Văn của học sinh cấp THCS. Từ đó giúp chất lượng giáo dục của địa phương nâng lên và phát huy được năng lực vốn có của học sinh. Với mục đích cuối cùng là sau khi ra trường học sinh có thể tự tin học bộ môn ở bậc THPT và có cơ sở thi và học chuyên nghiệp tốt hơn. Từ đó đào tạo được nhân tài cho địa phương, cho đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc THCS PHẦN MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “GD&ĐTcùng với KH&CN là quốc sách hàng đầu; là nền tảng và là động lực thúc đẩy CNH –HĐH đất nước. Đầu tư cho giáo duc là đầu tư cho sự phát triển. Phát triển giáo dụcnhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những conngười có kiến thức, có văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp… gắn học với hành, tài vớiđức..” Để định hướng trên đi vào Giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm quacác cuộc thi Học sinh giỏi Olympic, thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, cấp quốc giahay các cuộc thi tìm ra nhân tài trên truyền hình như “Đường lên đỉnh Olimpia,Theo dòng lịch sử… luôn được tổ chức và đi vào chiều sâu. Nhằm chọn ra nhân tàicho đất nước. Đối với địa phương Lai Châu - thuộc khu vực vùng cao Tây Bắc, điều kiệnkinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, công việc “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài” lại là một thách thức đối với ngành giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm qua,đặc biệt từ khi thay sách đến nay, công tác phát triển, nâng cao chất lượng giáo dụccủa tỉnh nhà cũng ngày càng được quan tâm. Bằng chứng là các cuộc thi học sinhgiỏi các cấp luôn được Tỉnh chỉ đạo thực hiện sát sao hàng năm. Các đơn vị trườngtrong toàn huyện ngày càng đầu tư vào chất lượng giáo dục. Vì vậy công tác “Bồidưỡng nhân tài” hay nói một cách khác đi việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càngđược chú trọng. Mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục địa phương và Trường PTDT Nội trúThan Uyên là chuẩn bị cho học sinh sau khi học hết cấp ra trường có thể thích ứngnhanh chóng với sự phát triển của kinh tế xã hội ở địa phương. Cụ thể là học sinh phảiđược trang bị kiến thức để có hiểu biết về tổ quốc về cộng đồng dân tộc thiểu số ởViệt Nam, về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, về tinh thần làm chủ và nếp sống văn 1minh về nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của các dân tộc thiểu số về nhữngcuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước đang tiến hành ở miền núi và vùng dântộc...Học sinh phải được chuẩn bị kiến thức các môn học ở các lớp như học sinh ở cáctrường phổ thông trong cả nước. Học sinh phải được rèn luyện thông qua các hoạtđộng trong và ngoài nhà trường để sau khi ra trường có thể tham gia tổ chức và điềukhiển các hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội trong cộng đồng dân tộc ở địaphương. Để đạt được mục tiêu trên trong quá trình giáo dục nhà trường phải thực hiệnđầy đủ các nội dung giáo dục: Đức - Trí - Thể - Mĩ và lao động hướng nghiệp trongđó việc bồi dưỡng và phát huy tính tích cực học tập của học sinh để nâng cao kết quảlà việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong những năm học qua huyện Than Uyên nói chung, Trường PTDT Nội trúThan Uyên nói riêng đã thực hiện các công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khá tốt. Chấtlượng học sinh ngày càng được nâng cao, song phương pháp bồi dưỡng và học tậpcủa các em chưa hiệu quả cao. Do vậy chất lượng học tập nói chung chưa đạt đượckết quả như mong muốn. Trên cơ sở phân tích những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên tôimạnh dạn lựa chọn Sáng kiến “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi mônNgữ văn bậc THCS”.II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tôi xin đề cập đến “Một số kinh nghiên trong công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi môn Ngữ văn cấp THCS” mà bản thân tôi và một số đồng chí đồngnghiệp trong và ngoài tỉnh Lai Châu đã vận dụng thành công. Trong đó tôi đã vậndụng cụ thể ở các khối lớp 6,7,8,9 tại các đơn vị: trường THCS xã Pắc Ta; ôn học sinhgiỏi huyện Tân Uyên; Trường PTDT Nội trú Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hình thức tổ chức và hướng ôn luyện học sinh giỏi môn Ngữ văncấp THCS. Chương trình Ngữ văn lớp 6,7,8,9 được chia ra làm 6 kiểu văn bản: tự sự, 2miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính công vụ) vàđược phân đều ra các lớp. Khi ôn luyện học sinh giỏi văn mỗi lớp chủ yếu là các kiểuvăn bản sau: - Lớp 6: kiểu văn bản tự sự, miêu tả - Lớp 7: kiểu văn bản biểu cảm, nghị luận - Lớp 8: kiểu văn bản tự sự (kết hợp các yếu tố), nghị luận, thuyết minh. - Lớp 9: kiểu văn bản nghị luận; thuyết minh (sử dụng một số biện pháp nghệthuật, miêu tả; tự sự đặc điểm và sự kết hợp các yếu tố). Riêng kiểu văn bản điều hành phân phối đều phần cuối năm của tất cả các khốilớp. Như vậy cách thức bồi dưỡng học sinh giỏi văn phải dựa vào đặc điểm này để ônluyện sao cho sát thực tế, trọng tâm kiến thức, kĩ năng của các lớp. nên đối tượngnghiên cứu ở đây là cách ôn luyện học sinh giỏi văn ở bậc THCS nói chung.III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với mục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: