Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7

Số trang: 25      Loại file: doc      Dung lượng: 3.10 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7" được thực hiện nhằm khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử; góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử; tạo tâm thế và hứng thú của học sinh với phân môn Lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7 1/22 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coilà chiến lược của dân tộc mình, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, Nghị quyết Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ “Giáodục là quốc sách hàng đầu”. Tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìnvào nền giáo dục của quốc gia đó. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì vấn đềđổi mới phương pháp dạy học chiếm vai trò hết sức quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là đổi mới người thầy, biếnnhững kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa trở thành những thôngtin đơn giản, sinh động và dễ tiếp thu đối với học trò. Từ đó, góp phần nâng caohiệu quả giáo dục với mô hình “ lấy học sinh làm trung tâm” – là mục tiêu quantrọng mà ngành giáo dục đang ưu tiên hướng tời nhằm đào tạo nguồn nhân lựccó chất lượng cho tương lai. Thực tiễn dạy học Lịch sử hiện nay đã và đang có nhiều chuyển biến tíchcực. Song trên thực tế, môn Lịch sử vẫn có những biểu hiện sa sút cả về sốlượng và chất lượng như số lượng học sinh say mê và yêu thích môn sử là rất ít,đại bộ phận học sinh và thậm chí một số giáo viên coi môn sử chỉ là ‘môn phụ’,chất lượng điểm thi môn Lịch sử những năm gần đây thấp. Bộ môn Lịch sử ởtrường trung học cơ sở với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng kiến thức tươngđối lớn về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới đã đặt ra những yêu cầu cao mớithực hiện được. Tuy nhiên, cách dạy hiện nay vẫn còn tình trạng “thầy đọc, tròghi”, dạy chay, lối mòn đó đem đến sự khô khan, không thể gây hứng thú chohọc sinh đối với môn học. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có phương pháp dạyhọc phù hợp, tạo sự yêu thích và có được không khí lịch sử thực sự trong các giờhọc để thu hút học sinh. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm tăng cường chất lượng học tậpđối với bộ môn Lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung. Dạyhọc theo nhóm là một phương pháp dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâmchỉ đạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và được 2/22nhiều giáo viên lựa chọn sử dụng trong các tiết học. Khái niệm dạy học tích hợptheo nhóm là một trong những hình thức giảng dạy hướng học sinh vào môitrường học tập tích cực. Khi áp dụng phương pháp dạy học này, học sinh đượcchia theo từng nhóm nhỏ, thầy cô sẽ đưa ra từng chủ đề và việc của mỗi nhóm làcùng nhau nghiên cứu giải quyết chủ đề mà giáo viên đã đặt ra. Dạy học theonhóm tạo điều kiện cho sự giao tiếp giữa trò và trò được thực hiện một cách triệtđể, có hiệu quả nhất. Trong quá trình giao tiếp đó các em có dịp bộc lộ mình, códịp thảo luận. Từ đó các em sẽ rút ra những điều bổ ích về kiến thức và kỹ năngđể hoàn thiện mình. Phương pháp dạy học theo nhóm trước đây vẫn còn nhữnghạn chế như: Một số học sinh không tích cực trong học tập vì thế kết quả đạt đượcsẽ không đồng đều. Đối với giáo viên việc tổ chức hoạt động nhóm còn nặng vềhình thức, hiệu quả đạt được chưa cao. Việc thiết kế và tiến hành hoạt động nhómtrong tiết dạy Lịch sử còn mất nhiều thời gian, không đảm bảo tiến độ chươngtrình và việc lựa chọn những câu hỏi, vấn đề thảo luận còn chưa phù hợp. Luôn suy nghĩ làm sao phát huy tối đa tính ưu việt của phương pháp dạy họctheo nhóm trong dạy và học phân môn Lịch sử nên tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến“Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạyhọc phân môn Lịch sử lớp 7” 2. Mục đích nghiên cứu - Khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết việc sử dụng phương pháp tổchức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử . - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử. - Tạo tâm thế và hứng thú của học sinh với phân môn Lịch sử 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 7A, lớp 7B và lớp 7C 4. Phạm vi nghiên cứu - Năm học 2022 - 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi xin đưa ra một số phương pháp tiếnhành để giải quyết vấn đề cụ thể mà bản thân tôi đã áp dụng thành công trongviệc giảng dạy trong năm vừa qua: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 3/22 - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm 6. Một số tiết dạy minh họa trong sáng kiến - Tiết 1, Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở TâyÂu - Tiết 4, Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuấttư bản chủ nghĩa - Tiết 11, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo. - Tiết 13, Bài 4. Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: