Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 464.25 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là những băn khoăn, trăn trở, gây nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học. Bởi lẽ văn học trung đại có nhiều từ ngữ cổ. Những từ ngữ này hiện nay học sinh ít được gặp và do vậy các em không hiểu. Đối với văn chương, muốn thấy cái hay, cái đẹp, trước hết phải hiểu. Đối với từ ngữ cũng vậy, muốn thấy cái hay của từ, của việc dùng từ, trước hết phải hiểu ý nghĩa của chúng. Sách giáo khoa có phần chú thích các từ cổ, song việc chú thích đó dù có chu đáo đến đâu vẫn chưa đủ. Chính đặc điểm này làm cho sự cảm thụ của học sinh đối với văn học trung đại gặp khó khăn. Để hiểu được những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng. Nhưng để truyền thụ cái hay, cái đẹp của nó cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấp bội phần. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản 2 ngôn ngữ, bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không là phải có một kiến thức nền khả dĩ, ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học v.v..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chon đề tài. Văn học trung đại là một bộ phận văn học vô cùng quan trọng trong nền vănhọc nước ta và đã góp phần xây dựng nên bản lĩnh văn hoá của dân tộc Việt Namtrong hệ thống văn hoá - văn học khu vực và thế giới. Đến với văn học trung đạiViệt Nam, chúng ta sẽ biết đến nhiều vấn đề thú vị và ý nghĩa như: chủ nghĩa yêunước, tinh thần chống giặc ngoại xâm, chủ nghĩa nhân đạo, tình yêu thiên nhiên vàcon người, tình thần đấu tranh nữ quyền,… Đồng thời thông qua đó, chúng ta cũngrút ra được những đặc trưng của văn học Việt Nam đối với văn học các nước. Vănhọc trung đại chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình và là phần mở đầucho nền văn học viết của dân tộc. Nhiều tác phẩm văn học trung đại đã đạt đếnmức điêu luyện, tinh xảo, nhất là với những tác phẩm văn học ở thế kỉ XVIII vàXIX như “Truyện Kiều” - Nguyễn Du. Chính vì thế việc giảng dạy các tác phẩmvăn học trung đại trong chương trình không chỉ làm cho học sinh hiểu được cáihay, cái đẹp của bài văn, bài thơ mà còn rèn luyện ngôn ngữ cho các em, nhất làngôn ngữ viết. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin mạnh dạn góp thêmkinh nghiệm “Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trongchương trình Ngữ văn 9”.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là những bănkhoăn, trăn trở, gây nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học. Bởi lẽ văn họctrung đại có nhiều từ ngữ cổ. Những từ ngữ này hiện nay học sinh ít được gặp vàdo vậy các em không hiểu. Đối với văn chương, muốn thấy cái hay, cái đẹp, trướchết phải hiểu. Đối với từ ngữ cũng vậy, muốn thấy cái hay của từ, của việc dùng từ,trước hết phải hiểu ý nghĩa của chúng. Sách giáo khoa có phần chú thích các từ cổ,song việc chú thích đó dù có chu đáo đến đâu vẫn chưa đủ. Chính đặc điểm nàylàm cho sự cảm thụ của học sinh đối với văn học trung đại gặp khó khăn. Để hiểu được những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng. Nhưng đểtruyền thụ cái hay, cái đẹp của nó cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấpbội phần. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản 1ngôn ngữ, bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữNôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó làngười tiếp nhận văn bản dù muốn hay không là phải có một kiến thức nền khả dĩ, ítnhiều phải hiểu rõ môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thốngthời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học v.v.. Chỉ bấy nhiêu thứ cũng đủlàm cho người dạy lẫn người học mệt mỏi. Vì thế, tôi mong muốn cùng đồngnghiệp tìm ra phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học phần văn họctrung đại lớp 9 nói riêng và văn học trung đại THCS nói chung.3. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9 tại TrườngTHCS Bình Khê - Đông Triều - Quảng Ninh.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Chương trình Ngữ văn 9 – Văn học trung đại Việt Nam. Nhìn một cách tổng thể toàn bộ phần văn học trung đại trong chương trìnhNgữ văn 9, ta có thể phân chia theo các thể loại sau: Truyền kì: “Chuyện người con gái Nam xương” trích trong Truyền kì mạnlục của Nguyễn Dữ. Tuỳ bút: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích trong Vũ trung tuỳ bútcủa Phạm Đình Hổ. Chương hồi: “Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn” (trích). Truyện thơ: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” củaNguyễn Đình Chiểu. Qua việc phân loại như vậy để ta có cái nhìn tổng quát toàn bộ chương trìnhphần văn học trung đại lớp 9. Từ đó đề ra những phương pháp, biện pháp dạy cụthể cho từng loại thể một cách hợp lý cũng như việc vận dụng nguyên tắc tích hợptrong dạy và học một cách phù hợp hơn.5. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp tiếp cận thi pháp học. 2- Phương pháp so sánh văn học.- Phương pháp phân loại thống kê.II. PHẦN NỘI DUNG1. Cơ sở lý luận. Các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9 là những tácphẩm rất giàu giá trị nhân văn, giàu tinh thần dân tộc có tác dụng rất lớn trong việcgiáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới điềuthiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đó còn là những tácphẩm có giá trị nghệ thuật lớn, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi tài nghệ bậcthầy của các nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Vì thế, giáo viên giảng dạy cần có kĩ năngphân tích để học sinh hiểu sâu sắc về giá trị của tác phẩm. Dạy học các tác phẩm văn học trung đại cũng là dạy học tác phẩm văn họcnói chung. Đó cũng là tác phẩm trữ tình và tự sự. Vì vậy dạy học tác phẩm văn họctrung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng đến phải vận dụng các phươngpháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn học nói chung. Nhưng với tác phẩm vănhọc trung đại, do những đặc điểm, những khó khăn như đã nói ở trên nên ta cầnvận dụng những hình thức, biện pháp sao cho hợp lý. Đặc biệt giáo viên cần phảinắm được các giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm của nó để giờ dạy đạt hiệuquả cao. Văn học trung đại (còn gọi là văn học viết thời phong kiến hoặc văn học cổ),là phần chương trình học trong học kì I lớp 9. Đây là phần khó đối với cả học sinhvà giáo viên. Giáo viên ít kiến thức thì dễ hiểu và dạy chưa đúng trọng tâm. Vớihọc sinh, mọi kiến thức đều xa lạ, từ quan hệ xã hội đến quan điểm nghệ thuật, tưtưởng tác giả, phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ,…nên khó cảm nhận được. Tất cảhầu như là lần đầu tiên các em mới biết đến. Những tác phẩm nọ sang tác phẩmkia cách xa hàng trăm năm khiến cho các em khó mà cảm nhận từng bài cũng nhưquá trình phát triển của văn học trung đại. Trước những thực trạng khó khăn trongviệc tiếp cận, việc dạy và học các tác phẩm văn học trung đại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: