Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng thực hành Hóa học cho học sinh lớp 8

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.67 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện với mục tiêu nhằm thông qua các bài dạy, học sinh hình thành năng lực và kĩ năng thực hành, phát huy tính tích cực, dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu, nhớ kĩ, áp dụng được vào thực tế. Hơn nữa, thông qua thí nghiệm thực hành tạo cho học sinh niềm đam mê khoa học, kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu, rút ra những kết luận đúng đắn tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng thực hành Hóa học cho học sinh lớp 8UBND QUẬN HOÀNG MAITRƯỜNG THCS YÊN SỞ TIN BÀI: RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 8A. ĐẶT VẤN ĐỀ:1. Lí do chọn đề tài:- Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, việc sử dụng thí nghiệmhóa học là phương pháp đặc trưng của bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc cũng như phát huy tính tích cực của học sinh. Người ta coi thí nghiệm là cơsở của việc học hóa và để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm sẽ tạođược hứng thú và từ đó, học sinh sẽ nắm được kiến thức vững chắc hơn.- Thí nghiệm hóa học giúp học sinh phát triển tư duy, được tiếp cận với thế giớiquan duy vật biện chứng, giúp hình thành các kĩ năng thực hành hóa học để rútra kiến thức cần lĩnh hội.- Để thực hiện được điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm, biết sửdụng thí nghiệm sao cho phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động và sángtạo của học sinh. Thông qua đó, rèn kĩ năng thực hành để chính các em sẽ làngười chủ động tìm ra kiến thức hay kiểm chứng các tính chất đã học.- Hiện nay, được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên không ít giáo viên đãlạm dụng các thí nghiệm ảo hay có sẵn trên máy nên việc rèn được kĩ năng thựchành cho học sinh có phần hạn chế. Qua thực tế giảng dạy thấy nhiều học sinh kĩnăng thao tác thực hành trên dụng cụ và hóa chất còn lúng túng, gặp nhiều khókhăn. Trong điều kiện về nội dung chương trình học như hiện nay, môn hóa ởcấp trung học cơ sở do còn mới mẻ nên các em cảm thấy khá nặng và khó.Nhiều giáo viên có tâm lí chung là sợ không kịp chương trình. Dẫn đến việc cóthể cắt bớt một số tiết thực hành để dạy lí thuyết trên lớp. Điều này, sẽ khiến họcsinh cảm thấy học hóa càng thêm nặng và khó hiểu, không áp dụng được trongthực tế đời sống. Đặc biệt là học sinh lớp 8, vì mới tiếp xúc với môn hóa. Kếthợp thực hành trong các bài dạy, học sinh ngày càng ham thích học hơn, chấtlượng được cải thiện rõ rêt.- Từ những lý do trên, bản thân tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến: “Rèn kĩnăng thực hành hóa học cho học sinh lớp 8”. Với mong muốn, thông qua cácbài dạy, học sinh hình thành năng lực và kĩ năng thực hành, phát huy tính tíchcực, dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu, nhớ kĩ, áp dụng được vào thực tế. Hơnnữa, thông qua thí nghiệm thực hành tạo cho học sinh niềm đam mê khoa học,kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu, rút ra những kết luận đúng đắn tiếp thu bài mộtcách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Thông qua thực hành thí nghiệm từ đơn giản đếnphức tạp, học sinh thấy mình như một nhà khoa học nhỏ, tự tin,gần gũi với cáchiện tượng trong đời sống. Giúp cho học sinh ngày càng yêu thích môn học, vàhoàn thiện các kĩ năng sau này.2. Đối tượng nghiên cứu:- Học sinh đang học lớp 8A3 và 8A5 của trường THCS Yên Sở, năm học 2018 –2019.3. Phạm vi nghiên cứu:- Về nội dung: Các bài dạy trong chương trình hóa 8 có nội dung thí nghiệmthực hành.- Về phương pháp: Các phương pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát huy năng lựctích cực của học sinh. Thông qua đó, học sinh được rèn luyện nhiều hơn về các kĩnăng thực hành để củng cố, minh họa các kiến thức đã học và tự lĩnh hội kiến thứcmới.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:- Đề tài “Rèn kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh lớp 8”, mà tôi đưa ravới mục đích nghiên cứu về các phương pháp dạy học có kết hợp thí nghiệmthực hành nhằm rèn luyện và củng cố kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh.Qua đó phát triển năng lực của người học bao gồm năng lực chung như nănglực tự học, giao tiếp và hợp tác. Các năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữvà tư duy hóa học, năng lực nêu và giải quyết vấn đề, năng lực thực hành thínghiệm, năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua môn hóa học. Sự hình thành vàphát triển các năng lực này là sự chuẩn bị cho học sinh định hướng nghề nghiệpvà đi vào cuộc sống hiện đại.B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:1. Cơ sở lí luận:- Như Ăngghen đã viết: “... trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như tronglịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, phải xuất phát từ những hình tháihiện tượng khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lí luận tự nhiên,chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật mà phải từcác sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh mối liênhệ ấy bằng thực nghiệm”.- Trong luật giáo dục đã ghi rõ: Giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của học sinh phù hợp với môn học. Đối với môn hóa,đặc trưng môn học là thực hành thí nghiệm. Vì vậy, để phát huy tối đa tính chủđộng và sáng tạo của học sinh trong môn hóa học thì việc rèn kĩ năng thực hànhlà điều vô cùng cần thiết. Một học sinh học giỏi hóa là ngoài nắm vững các kiếnthức trên lớp, giải các dạng bài tập, thì cần biết làm được các thí nghiệm thựchành. Qua các thí nghiệm, học sinh vừa có thể kiểm chứng các tính chất đã học,vừa có thể tự mình tìm ra kiến thức mới.- Thí nghiệm hóa học là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức, qua quan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: