Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức Con người, dân số và môi trường Sinh học 9

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu về tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh theo hướng phát huy tính tự lực của học sinh, thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần con người, dân số và môi trường trong Sinh học 9. Trong mỗi bài, các câu hỏi trắc nghiệm sẽ đánh giá ở ba mức độ nhận thức khác nhau: Nhớ, thông hiểu và vận dụng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần kiến thức Con người, dân số và môi trường Sinh học 9 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC TẢO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀIXÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH PHẦN KIẾN THỨC “CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG” SINH HỌC 9 TRẦN THỊ NHÀN Hà Nội, Tháng 3/ 2020 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ---------------o0o------------ ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Trần Thị Nhàn Sinh ngày: 09/08/1993 Năm vào ngành: 2015 Đơn vị công tác: Trường THCS Ngọc Tảo Hệ đào tạo: Cao đẳng Sư phạm Hà Nội Bộ môn giảng dạy: Sinh học B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI BẢNG CHỈ DẪN SỬ DỤNG KHI VIẾT TẮT1. TNKQ: Trắc nghiệm khách quan2. KTĐG: Kiểm tra đánh giá3. THCS: Trung học cơ sở4. CHTNKQ: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.5. GV: Giáo viên6. HS: Học sinh 2 PHẦN A: MỞ ĐẦUI. Đặt vấn đề1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xâydựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước. Với ba nhiêm vụ chiến lược: “ Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài”, nâng cao và phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàngđầu của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, ngành giáo dục phảiluôn có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế thời đại và tình hình phát triển cụ thểcủa đất nước; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt từ bậc Phổthông như: Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên, đổi mới phươngpháp dạy học… thay đổi trong công tác kiểm tra đánh giá ( KTĐG). KTĐG là một khâu quan trọng giúp giáo viên thu nhận được tín hiệu ngược từhọc sinh từ đó nắm được trình độ nhận thức của học sinh mình quản lý và có sựchỉnh lý kịp thời việc dạy học. Thông qua KTĐG, học sinh tự kiểm tra được vốnkiến thức của mình, tìm ra những lỗ hổng kiến thức để có động lực và ý chí phấnđấu vươn lên trong học tập. Hiện nay, KTĐG đã có sự đổi mới về mặt phương pháp, để khắc phục đượcnhững hạn chế của phương pháp tự luận, phương pháp sử dụng các câu hỏi trắcnghiệm khách quan đã được áp dụng vào công tác KTĐG và ngày càng đượcphát triển. Với phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khắc phục được hếtnhững hạn chế của phương pháp tự luận: Đảm bảo được tính khách quan của kếtquả đánh giá và kiểm tra kiến thức trên phạm vi rộng...Tuy nhiên, phương phápnày cũng mắc phải những hạn chế: Không phát huy được tính chủ động sáng tạovà hạn chế khả năng diễn đạt của học sinh. Đi từ thực tiễn nêu ở trên, để tăng hiệu quả KTĐG nói chung và KTĐG mônSinh học nói riêng, tôi đã đi đến lựa chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏitrắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phầnnội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, Sinh học 9” 32. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh theo hướngphát huy tính tự lực của học sinh, thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kháchquan phần con người, dân số và môi trường trong Sinh học 9. Trong mỗi bài,các câu hỏi trắc nghiệm sẽ đánh giá ở ba mức độ nhận thức khác nhau: Nhớ,thông hiểu và vận dụngII. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu nội dung kiến thức, mục tiêu cụ thể của từng phần kiến thức vàphân phối chương trình giảng dạy bộ môn Sinh học 9 – THCS, làm cơ sở để đưara bảng trọng số chi tiết cho phần kiến thức Con người, dân số và môi trường vàchuẩn bị cho việc thực nghiệm Sư phạm sau này.- Tiến hành sưu tầm tài tiệu và nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan, từ đó cókiến thức tổng quan cũng như cụ thể về xây dựng câu hỏi trắc nghiệm kháchquan và cơ sở lý luận cho đề tài.- Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên bảng trọng số đã lập ra, sau đó tổnghợp lại thành hệ thống câu hỏi cho phần nội dung kiến thức Con người, dân sốvà môi trường. Tiến hành thực nghiệm Sư phạm để xác định chất lượng và khảnăng ứng dụng của câu hỏi, từ đó có những chỉnh lý cho phù hợp.III. Phương pháp nghiên cứu1. Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết- Kết hợp sưu tầm tài liệu với xử lý ( phân tích, phân loại, tổng kết...) tài liệuliên quan đến KTĐG, các nhóm phương pháp KTĐG nói chung và phương pháptrắc nghiệm nói riêng.- Nghiên cứu và ghi nhớ các bước xây dựng một câu hỏi và một hệ thống cáccâu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 dạng.2. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm- Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việcxây dựng và sử dụng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực của học sinh.- Sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp đối với học sinh sau khi áp dụng bộ câu hỏiTNKQ để củng cố bài. 4IV. Tổ chức nghiên cứu1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu* Đối tượng:- Hệ thống câu hỏi phần: Con người, dân số và môi trường - SH 9 - THCS.* Phạm vi :- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế SH 9 - THCS.- Các tài liệu về lí luận dạy học.- Các văn kiện của Đảng về giáo dục.2. Địa điểm Tại trường THCS Ngọc Tảo3. Phương tiện nghiên cứu- Đề tài cung cấp một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho phần nộidung kiến thức Con người, dân số và môi trường, góp phần hoàn thiện thêmngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho bộ môn Sinh học 9– THCS.- Dựa vào hệ thống câu hỏi, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của bản thân,nâng cao chất lượng tự học. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: