Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bảo tồn Ca trù qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Diễn Châu

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.64 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 30,000 VND Tải xuống file đầy đủ (73 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đem đến một số giải pháp giúp bảo tồn Ca trù - di sản quý báu của dân tộc và nhân loại. Đồng thời nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập.Từ đó đưa các giá trị tinh thần, văn hóa của dân tộc, quê hương gần hơn trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo tồn và gìn giữ các DSVHPVT của nhân loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bảo tồn Ca trù qua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Diễn Châu Phần I. MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là một trong bốn trụ cột của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ởViệt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Đại hội lần thứ XIIIcủa Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa và phát huy vai trò củavăn hóa trong điều kiện mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cầnbảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa dân tộc là bảo tồn, giữ gìn thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấutranh kiên cường dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bảo tồn, phát huy các giátrị văn hóa nhằm nâng cao sức mạnh nội sinh của dân tộc, tạo động lực để pháttriển đất nước bền vững. Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa giúp giữ được tínhđộc đáo, bảo đảm tính thống nhất, khơi dậy, phát triển niềm tự hào dân tộc. Sựkết nối quá khứ và hiện tại chính là cơ sở, nền tảng, hành trang cho tương lai củađất nước. Hướng dẫn Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 củaBộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ rõ: Sử dụng di sảnvăn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằmhình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sảnvăn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháphọc tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, pháthiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ và ngành Giáo dục, việc dạyhọc gắn với bảo tồn và gìn giữ di sản là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống giáodục. Thông qua giáo dục, những chủ trương chính sách, cũng như giá trị nhân văncủa tư tưởng được triển khai một cách hệ thống bài bản. Quan trọng hơn là quagiáo dục thế hệ trẻ sẽ được đánh thức tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với cácdi sản văn hóa quý báu của ông cha. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù được UNESCO ghi danh là di sản văn hóaphi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, kếttinh những giá trị tinh thần văn hóa và lịch sử của dân tộc. Nghệ an là 1/16 tỉnhphía bắc có sự hiện diện của thể loại ca trù. Vào thời nhà Lê ca trù phát triển mạnhra các huyện trong vùng như: Vinh, Yên Thành, Diễn Châu, Thanh Chương, NamĐàn... Nhưng hiện nay chỉ ở huyện Diễn Châu còn bảo tồn và gìn giữ thể loại này.Đây là đơn vị đại diện cho Nghệ An tham gia các đợt Liên hoan tiếng hát ca trùtoàn quốc hàng năm. Ca trù có một vị trí danh dự trên bảng vàng di sản văn hóa phi vật thể(DSVHPVT) của nhân loại. Tuy nhiên, việc bảo tồn và gìn giữ di sản này vẫn chưaxứng tầm của nó. Nhất là trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Diễn Châunói riêng. Việc dạy học gắn với bảo tồn di sản ca trù vẫn chưa được chú trọngtrong nhà trường. Mặc dù đây là một di sản mà văn học đã nhắc đến qua thể thơHát nói được đưa vào chương trình nhà trường giảng dạy từ những năm 1990. 1 Là người có cơ duyên được biết đến ca trù và khi nghe một nghệ nhân ca trùtrăn trở: Mỗi lần tham gia Liên hoan tiếng hát ca trù toàn quốc vẫn chỉ là nhữngkhuôn mặt thân quen của các ca nương luống tuổi. Một mai thể loại này cũng maimột, lãng quên trên mảnh đất Diễn Châu ta vốn vẫn được biết đến là giàu giá trịvăn hóa và tinh thần....(cười buồn, ngậm ngùi) - Nghệ nhân ưu tú Cao XuânThưởng, CLB ca trù Diễn Châu, bản thân thấy mình cần phải làm một điều gì đógóp phần bảo tồn và gìn giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc và củaquê hương Diễn Châu. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bảo tồn Ca trùqua hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT ở huyện Diễn Châu”.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài1.2.1. Mục tiêu Đề tài đem đến một số giải pháp giúp bảo tồn Ca trù - di sản quý báu của dântộc và nhân loại. Đồng thời nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, pháthuy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập.Từ đóđưa các giá trị tinh thần, văn hóa của dân tộc, quê hương gần hơn trong đời sốngtinh thần của thế hệ trẻ. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho học sinh trong việc bảotồn và gìn giữ các DSVHPVT của nhân loại.1.2.2. Đề tài có ý nghĩa Tạo cơ hội cho học sinh được đi sâu tìm hiểu, khám phá về một loại hìnhnghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Giúp phát triển năng lực tư duy nghệ thuật. Pháthiện những nhân tố có sở trường đam mê với hoạt động sáng tạo nghệ thuật vănchương, âm nhạc. Góp phần bảo tồn loại hình nghệ thuật ca trù - di sản VHPVTcủa nhân loại. Mặt khác hình thành và phát triển một số kĩ năng mềm: Kỹ nănggiao tiếp, trình bày, lắng nghe, hợp tác, biểu diễn, truyền thông...1.2.3. Tính mới của đề tài Đề tài được triển khai lần đầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: