Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.72 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (93 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS của GVCN ở trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG ---------------  -------------- GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCGIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT Lĩnh vực: Chủ nhiệm Năm học 2020 – 2021 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Ngày nay, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộccách mạng công nghiệp lần thứ ba, thứ tư nối tiếp nhau, kinh tế tri thức phát triển mạnhđem lại cơ hội phát triển vượt bậc nhưng đồng thời cũng đặt ra các thách thức khôngnhỏ đối với mỗi quốc gia nhất là các quốc gia đang phát triển. Đổi mới giáo dục đã trởthành nhu cầu cấp thiết và xu hướng toàn cầu để các quốc gia nâng cao nguồn nhân lực,trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng caotrước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội nhằm đảm bảo phát triển bền vững. ViệtNam trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế xã hội, đãthoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhậptrung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chấtlượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoácòn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. 2. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội nước ta đã đề ra mục tiêu đổi mới chươngtrình giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trách nhiệm, có văn hoá, cần cù, sángtạo,đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đấtnước trong thời đại toàn cầu hoá.Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trêncơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo; bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dụcvới những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chútrọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tậpvà đời sống. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các em học sinh sẽ đượchình thành và phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huyvà vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn. Năng lực giao tiếp và hợp tác (NLGT&HT) được xem là một trong những nănglực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Không chỉ là cầu nối gắn kết mốiquan hệ giữa mọi người mà năng lực giao tiếp và hợp tác còn là chìa khóa dẫn lối thànhcông trong mọi lĩnh vực.Tương tác với người khác sẽ tạo cơ hội trao đổi và phản ánhvề ý tưởng.Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông tin hoặc lập luận để thuyếtphục người khác là một phần quan trọng trong học tập và làm việc.Giao tiếp và hợp táctốt sẽ giúp chúng ta chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lần nhau để phát huy tốt tiềm năng củatừng người. Sự liên kết, phối hợp ăn ý nhau sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn so với việctận dụng sức mạnh của từng người riêng lẻ. Rõ ràng, giáo dục NLGT&HT cho học sinhlà cấp thiết và cần được chú trọng trong giáo dục phổ thông nhưng việc triển khai chưathật sự hiệu quả. Thực tế trong các trường THPT nói chung và ở Nghệ An nói riêng thìchỉ có thể triển khai lồng ghép giáo dục NLGT&HT nhỏ lẻ kết hợp với giáo dục các kỹnăng khác cho học sinh trong một số môn học và chuyên đề ngoại khóa, hoạt động tậpthể chung của nhà trường. Định hướng giá trị chưa rõ, các cách thức chưa được thiết kếđể hướng vào phát triển năng lực này một cách hiệu quả nên mục đích của phát triểnnăng lực giao tiếp và hợp tác ở những cơ sở này chưa đạt được kết quả như mong đợi. 3. Trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp, chúng tôi đã trăn trở, tìm tòi cácbiện pháp với nhiều cách tiếp cận khác nhau với mong muốn đạt hiệu quả tốt nhất đápứng mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh, góp phần đổi mớidạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dụchiện đại. Trên cơ sở đó,chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng kiến: Biệnpháp giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp chủ nhiệmở trường THPTII. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giảipháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS của GVCN ở trường THPT trênđịa bàn.III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp Test - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu PHẦN II: NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1 Năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh THPT1.1.1 Khái niệm năng lực Khái niệm về năng lực dù được nhiều học giả đề cập đến nhưng cho đến nay việcthống nhất một định nghĩa về kỹ năng vẫn là một điều khó khăn nhất là trong lĩnh vựcngôn ngữ và giao tiếp. Ngay từ những năm 1965, Noam Chomsky đã phân biệt “nănglực” và “hành vi” ngôn ngữ theo đó “năng lực là một sự tiềm tàng được hiện thực hóathông qua lời nói hoặc chữ viết để tạo nên hành vi”. Điều này được thể hiện rõ trong từđiển Robert: “năng lực là một hệ thống được tạo nên bởi các nguyên tắc và các yếu tốvận dụng các nguyên tắc này, được kết hợp bởi người dùng một ngôn ngữ tự nhiên chophép tạo ra một số lượng không giới hạn các câu đúng ngữ pháp của ngôn ngữ này vàcho phép hiểu những câu chưa từng nghe thấy”. Như vậy, dưới cái nhìn ngôn ngữ học,Chomsky cho rằng năng lực là một thứ sẵn có của chủ thể với tri thức mang tính hìnhthức của các cấu trúc ngữ pháp tồn tại độc lập ngoài ngữ cảnh hay các giá trị ngữ dụngliên quan, và như vậy chỉ nằm ở mức độ thành lập câu. Chính vì thế, đối với Chomsky,năng lực không phải là đối tượng của quá trình học mà nó có được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: