Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập môn Thể dục cho học sinh Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 915.57 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (43 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập môn thể dục của học sinh đề tài lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp tích cực hoá hoạt động học tập môn thể dục cho học sinh Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, góp phần nâng cao chất lượng giờ học môn thể dục nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung của nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập môn Thể dục cho học sinh Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trongsự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồidưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, để thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triểncao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạođức” đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GDTC trong nhà trường là một việc hết sức cần thiết, gắn liền và góp phầnthực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Với tư tưởng chỉ đạo “Thực hiện cácnhiệm vụ xây dựng thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc của chủnghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổquốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sángtạo và có sức khỏe”... và “Đối với giáo dục, điều đáng quan tâm nhất là chất lượngvà hiệu quả giáo dục, và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáodục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục và lao động trong tất cả các cấphọc”. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC, nhiều trường THPTkhông chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo về nội dungchương trình GDTC, mà còn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở cải tiến , xâydựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với điều kiện của trường. Điều đó đãđóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh. Trong quá trình dạy học, tính hiệu quả của quá trình sư phạm phần lớn đượcxác định bởi việc bản thân người được giáo dục có thái độ tự giác và tích cực nhưthế nào đối với công việc của mình. Tiền đề cần thiết của thái độ tự giác đối vớihoạt động là động cơ tham gia hoạt động đó. Các động cơ kích thích hoạt độngTDTT rất đa dạng (sự hấp dẫn của động tác, ham muốn có thể hình đẹp...) ngườilàm công tác chuyên môn về GDTC phải biết tích cực hóa người tập ý nghĩa chânchính của hoạt động TDTT, giúp người tập hiểu rõ bản chất xã hội của TDTT, hiểuý nghĩa của nó như một phương tiện để phát triển cân đối, củng cố sức khoẻ, chuẩnbị cho lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi giáo dục phải tạo ranhững con người phát triển toàn diện về trí - đức - thể - mỹ và nghề nghiệp. Vì vậyGDTC trong hệ thống giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng có ý nghĩarất to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, góp phần nâng caothể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sốngvăn hoá và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam. Trong một số năm gần đây, việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, đổi mớiphương pháp dạy và học các môn học nói chung trong đó có môn GDTC nói riêngđã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào các điều kiện thực 1tiễn của nhà trường về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện kháchquan khác, có thể nói hiệu quả của các giờ học chính khoá đối với môn học GDTCnói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Với Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách thì công tác GDTC cũng nằm trong tìnhtrạng chung đó, giờ học đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, việc đầu tư trangthiết bị cơ sở vật chất chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chấtlượng dạy học thể hiện ở các thiết bị, dụng cụ tập luyện, nhà tập, sân bãi còn thiếu.Quy trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hình thức luyện tập chưa hợp lý, phươngpháp dạy học còn đơn điệu thiếu sinh động chưa gây hứng thú học tập cho họcsinh, nhiều học sinh coi giờ học Thể dục như giờ vui chơi nên không chú tâmluyện tập. Kết quả khảo sát trong các giờ học Thể dục cho thấy vẫn còn nhiều họcsinh có thể lực chung rất hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em.Do vậy vấn đề này cần được xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diệnhơn... Trước tình hình thực tế đó, là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm ởtrường THPT, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập môn Thể dục cho học sinhTrường THPT Nguyễn Sỹ Sách ” . II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng tính tự giác, tích cực tronghoạt động học tập môn thể dục của học sinh đề tài lựa chọn, ứng dụng và đánh giáhiệu quả các biện pháp tích cực hoá hoạt động học tập môn thể dục cho học sinhTrường THPT Nguyễn Sỹ Sách, góp phần nâng cao chất lượng giờ học môn thể dụcnói riêng và chất lượng đào tạo nói chung của nhà trường. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đề ra 2 nhiệm vụ nghiên cứusau: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng tính tích cực, tự giác trong hoạt động họctập môn GDTC của học sinh t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: