Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tác phẩm Tấm Cám theo hướng kết hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Ngữ văn 10

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.10 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là giúp học sinh tham gia nhiều hoạt động, tăng cường trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng sống, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Đồng thời giúp học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống, có hứng thú trong học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tác phẩm Tấm Cám theo hướng kết hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Ngữ văn 10 A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đổi mới giáo dục là vấn đề cấp thiết, đặt lên hàng đầu. Hội nghị lần thứ 8 Banchấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua nghịquyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Xu hướngđổi mới là chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất người học. Giáo dục hiện nay đòi hỏi học đi đôi với hành,lý luận gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụngkiến thức, kỹ năng của người học. Qua đó, giáo viên rèn luyện cho học sinh nănglực vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn. Xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ được trang bị tốt vềnền tảng tri thức mà còn được chuẩn bị những kỹ năng mềm thiết yếu. Học sinhhôm nay chính là nguồn nhân lực then chốt trong tương lai. Học sinh cần có bảnlĩnh sống, kỹ năng sống, biết nhận thức về giá trị bản thân, giá trị cuộc sống vàphấn đấu hoàn thiện mình. Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại là các trường hiệnnay chỉ dạy chữ chưa chú trọng dạy người, chỉ chú trọng dạy lý thuyết mà chưachú trọng thực hành. Học sinh còn thiếu khả năng thích ứng với cuộc sống trongkhi xung quanh các em còn đầy rẫy những biến cố, những tệ nạn, những tác độngtiêu cực sẵn sàng làm hoen mờ nhân cách, bào mòn ý chí và nghị lực các em. Ngữ văn là một môn học đem lại những giá trị cao đẹp. Môn văn khôngnhững giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức: nghe, nói,đọc và viết mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người. Thôngqua những tác phẩm văn học trong nhà trường, học sinh sẽ phát triển năng lựcthẩm mỹ và các kỹ năng khám phá bản thân, thấu hiểu giá trị nhân bản và thânphận của con người. Ngữ văn cũng giúp học sinh trở về với thực tiễn cuộc sống,rút ra nhiều bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Vì vậy rèn KNS thông qua từng giờdạy học văn thật sự là một trong những hướng đi thiết thực, bổ ích và dễ thực hiệnnhất nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng giáo dục toàn diện,phát triển “trí – thể - mĩ” cho từng đối tượng học sinh. Truyện cổ tích là những tác phẩm tự sự dân gian, phản ánh ước mơ, khát vọngcủa người lao động thông qua các yếu tố kì ảo. Học truyện cổ tích, học sinh sẽ cóthêm nhiều bài học làm người, nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống, nhiều triết línhân sinh được rút ra... Chính vì thế, dạy học chú trọng phát triển kỹ năng sốngcho học sinh qua truyện cổ tích là một phương pháp phù hợp và hiệu quả. Hơnnữa, “Tấm Cám” được đánh giá là một trong những truyện đặc sắc nhất của truyệncổ tích thần kỳ, vì thế việc chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong tácphẩm này lại càng phát huy hiệu quả. Phương pháp này không chỉ giúp đổi mớiphương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động của học sinh mà còn gắn dạy văn với 1thực tiễn cuộc sống, làm cho môn văn ngày càng gần gũi với học sinh, tạo cho họcsinh có thêm nhiều kỹ năng mềm trong cuộc sống. Trong quá trình dạy học, tôi cũng đã vận dụng phương pháp dạy học theohướng phát triển kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức cho học sinh nhiều hoạt độngđể góp phần phát triển kỹ năng sống, phát triển phẩm chất và năng lực và đã đạtđược nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chính vì tất cả những điều đó, tôi xin trình bàyđề tài Dạy học tác phẩm Tấm Cám theo hướng kết hợp rèn luyện kỹ năng sốngcho học sinh - Ngữ văn 10 . Đây là một đề tài mới, rất ít người quan tâm, đầu tưchu đáo. Đề tài này được áp dụng ở trường tôi và một số trường bạn, kết quả đạtđược rất khả quan và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn phạm vi của đề tài, tôi tìm hiểu, nghiên cứu về lý luận và thựctiễn dạy học theo hướng phát triển kỹ năng sống. Tôi lấy tác phẩm “Tấm Cám”làm đối tượng nghiên cứu. III. Mục tiêu, nhiệm vụ - Đối với học sinh: Giúp học sinh tham gia nhiều hoạt động, tăng cường trảinghiệm để rèn luyện kỹ năng sống, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờhọc. Đồng thời giúp học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyếtcác vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống, có hứng thútrong học tập. - Đối với giáo viên: Thiết kế bài giảng sáng tạo, nâng cao hiệu quả bài học,luôn có ý thức thay đổi phương pháp dạy học, giúp tiếp thêm đam mê để thực hiệnnhiệm vụ trồng người. IV. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóatài liệu lý luận và các văn bản pháp quy về đổi mới giáo dục và dạy học theohướng phát triển kỹ năng sống. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: