Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua chủ đề vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên – Chương trình địa lí 12 ban cơ bản

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.20 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (65 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, góp phần hình thành một số phẩm chất năng lực của học sinh; Hình thành ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh, đồng thời lan tỏa ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai trong cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua chủ đề vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên – Chương trình địa lí 12 ban cơ bản Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hànhNghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo...”.Một trong những nhiệm vụ đặt ra trong nghị quyết đó là coi trọng phát triển phẩmchất, năng lực của người học, bởi suy cho cùng sản phẩm cuối cùng của Giáo dục -Đào tạo chính là chất lượng người học có đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xãhội hay không. Năm học 2020- 2021, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được đưavào thực hiện ở lớp 1, bậc tiểu học, và tiếp tục cho các lớp, các cấp học khác ởnhững năm tiếp theo. Trước yêu cầu đổi mới, dạy học theo chủ đề giúp học sinh hoàn toàn chủđộng trong việc tiếp nhận kiến thức, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức ngay khithực hiện nhiệm vụ học chứ không phải sau khi học; Giáo viên không còn phảichịu áp lực về thời gian trong mỗi tiết học như trước đây, giáo viên đóng vai trò cốvấn, điều hành, tổ chức hoạt động học cho học sinh. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên là một vấn đề chưa bao giờ bớt nóng, đâylà một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất, tính mạng, tàisản của con người. Là một giáo viên giảng dạy môn địa lí, môn học mà không ít phụ huynh, họcsinh có tâm lý xem đây là môn phụ, tôi thiết nghĩ, việc dạy học theo hướng pháthuy phẩm chất, năng lực học sinh, dạy học gắn liền với thực tiễn, để học sinh trựctiếp tìm hiểu và biết được đặc điểm tài nguyên, thực trạng môi trường ở địaphương không những giúp nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn giúp học sinh cónhững hành động thiết thực để bảo vệ tài nguyên môi trường, qua đó các em yêuthích môn địa lí hơn và đánh giá đúng tầm quan trọng của môn học. Từ những vấn đề được trình bày ở trên, qua thực tiễn kinh nghiệm giảng dạytôi đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm đề tài: “Dạy học theo hướng phát triểnphẩm chất, năng lực học sinh qua chủ đề vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên –Chương trình địa lí 12 ban cơ bản” 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Nghiên cứu: “ Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinhqua chủ đề vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên – Chương trình địa lí 12”. Nhằmphát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, góp phầnhình thành một số phẩm chất năng lực của học sinh; Hình thành ý thức bảo vệ tàinguyên môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh, đồng thời lan tỏa ý thứcbảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai trong cộng đồng. 1 1.2.2. Đề tài có ý nghĩa Tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, phát triển tưduy sáng tạo, và niềm đam mê trong học tập, đồng thời hiểu thêm về nơi mình sinhsống có những thế mạnh khó khăn gì về tự nhiên, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệvà phòng tránh. Thông qua các nội dung học giúp các em hoàn thiện hơn về kĩ năng quan sát xửlí thông tin, phân tích tổng hợp, so sánh... qua đó phát triển trí tuệ cho các em. Mặt khác sự hợp tác trong quá trình học tập giúp các em rèn luyện kỹ năngmềm: Kỹ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe, hợp tác,.. Như vậy dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh hiệuquả hơn dạy học truyền thống. 1.2.3. Điểm mới của đề tài . - Học sinh trực tiếp quan sát, khảo sát, lấy mẫu tài nguyên ( đất), nêu hiệntrạng sử dụng, giải pháp bảo vệ từng loại đất tại địa phương. - Học sinh trực tiếp đi khảo sát, chụp ảnh một số hình ảnh về ô nhiễm môitrường ở địa phương, từ đó nêu thực trạng và đề xuất giải pháp. - Học sinh viết đoạn văn ngắn, viết kịch, đóng kịch, làm video tuyên truyềnbạn bè và cộng đồng bảo vệ tài nguyên, môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo hướng pháttriển phẩm chất, năng lực học sinh. - Tìm hiểu những kiến thức cốt lõi về tài nguyên, môi trường. - Vận dụng quy trình xây dựng và thực hiện dạy học theo chủ đề gắn với thực tiễn. - Vận dụng phương pháp dạy học trên dự án. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 12 tại đơn vị công tác trong năm học2019 -2020 và 2020- 2021. - Nghiên cứu: “ Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinhqua chủ đề vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên – Chương trình địa lí 12” - Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh khối 12, ápdụng cho dạy học đại trà ở tất cả các trường THPT. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra, phân tích tổng hợp, thống kê, phỏng vấn, thuyết trình. 2 Phần II.NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.Trong dạy học, vấn đề vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học, luôn đổi mới đểphù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, phù hợp đối tượng học sinh là điều vôcùng quan trọng. Trong những năm qua, ngành giáo dục nước ta đã đẩy mạnh rấtnhiều hoạt động đổi mới làm tiền để cho việc thực hiện thành công chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018. Rất nhiều đề tài về dạy học theo chủ đề, dạy học gắn liềnvới tực tiễn,dạy học liên môn, stem... đã được nghiên cứu như: “ Dạy học theo chủđề vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên. Chương trình địa lí 12 ban cơ bản” củatác giả: Nguyễn Thị Hồng; “ Thiết kế bài học sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên trong chương trình địa lí 12 THPT hiện nay theo dạy học phân hóa” củatác giả: Trịnh Thị Bích Hằng, “ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinhTHCS” của trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: