Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy tiếng Anh

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.23 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy tiếng Anh SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNGTRONG CÁC TIẾT DẠY TIẾNG ANH Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Khánh Tổ : Ngoại ngữ Tháng 4- 2011 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảngdạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quátrình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm trađánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánhgiá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáodục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung,nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọngvì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng không chỉlà kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong mộttiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trìnhtiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn , các em sẽ bị hổng các kiến thứckỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bàikiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ,...) . Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong cáctiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức , kỹnăng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệnghầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phóthậm chí một số em do mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trướcthực tế đó, tôi đã “ đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh”để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thờitạo không khí sinh động trong các giờ học. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịpthời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của họcsinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiếnthức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hìnhthành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹnăng cần thiết. Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tậpsinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phótừ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả caotrong giảng dạy và học tập III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nênnhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác họctập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách“Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng. Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thitốt nghiệp ( do Bộ giáo dục ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năngđọc hiểu, hơn nữa lại bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều học sinh đã lơ 2là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông mong vào sự mayrủi trong việc làm bài trắc nghiệm Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trảlời câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho họcsinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy khôngthể đánh giá được khả năng của học sinh Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập,chất lượng dạy và học không cao. Những cơ sở trên đã giúp tôi áp dụng những đổi mới cách kiểm tra miệng trongcác tiết dạy Tiếng Anh IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầucủa mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào đầu,giữa hay cuối của tiết học. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quảthì cần có những nội dung sau: 1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng:- Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác đinh thật chính xác cần kiểm tra nhữnggì . Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà họcsinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phảichính xác , rõ để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trảlời lạc đề- Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu , bài tập trong sách giáo khoa hay ra cácbài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các keys trong sách “ Hướng dẫnhọc tốt” nhằm đối phó với giáo viên- Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành 2 cột : M1 và M2.Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập.Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: