Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.93 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là tổng kết bài học một cách hiệu quả. Tạo được hứng thú cho toàn bộ giờ học. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò trung tâm của học sinh trong giờ học. Tích hợp kiến thức liên môn. Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Hệ thống kiến thức phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11, phục vụ đổi mới kiểm tra, đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11) PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀI. Lí do chọn đề tài. Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học có vai trò quan trọng đặc biệt,nhằm mục đích giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡngtâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Mặt khác Ngữ văn cũng là một môn họcthuộc nhóm công cụ, có mối quan hệ với nhiều môn học khác, học tốt môn văn sẽ hỗtrợ cho các môn học khác và ngược lại. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thựchành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn, tích hợp các môn học khác nhautrong việc dạy và học môn Ngữ Văn; từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứngyêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá. Trong việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một văn bản văn học, phần tổng kếtbài học và củng cố kiến thức bài học có vai trò tổng hợp, nhắc lại một cách ngắn gọntất cả nội dung yêu cầu của toàn bài, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc bài học.Đó là một khâu then chốt của một quá trình. Khi hoàn thành đọc - hiểu một văn bản,học sinh phải biết được văn bản ấy nói về điều gì, nói bằng cách nào. Điều đó đượccô đọng ở những phần cuối của bài học. Tuy nhiên, phần này đôi khi chưa thực sựđược các giáo viên chú ý đúng mức trong việc lên lớp, hình thức tổng kết và củng cốbài học còn khuôn mẫu, cứng nhắc, ít gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, đây là haiphần cuối của một bài học nên học sinh thường ít chú ý, dẫn đến việc “học trướcquên sau”, học sinh tiếp thu bài kém hiệu quả, kết quả kiểm tra đánh giá không cao,không phát huy được năng lực làm việc của học sinh. Đối với nhóm bài học văn họctrung đại - những tác phẩm khó, khó trong việc dạy và khó trong việc học vì khá xa lạvới học sinh – thì tình trạng trên càng phổ biến. Với mong muốn giúp học sinh có thể ghi nhớ bài học một cách dễ dàng, đơngiản hơn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân, có hứng thú trong toànbộ giờ học, chúng tôi đã đầu tư công sức, trí tuệ, nghiên cứu áp dụng sáng kiến “Đổimới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làmviệc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đạitrong chương trình Ngữ văn 11)”. Phần tổng kết bài học sẽ được sơ đồ hoá, điều đó 1sẽ hiển thị liên kết giữa các phần của bài học một cách rõ ràng, cung cấp thêm một sốcách thức tổng kết bài học tránh rập khuôn, nhàm chán. Đồng thời, với sơ đồ đượcgiáo viên cung cấp hoặc do học sinh tự hoàn thành, đó sẽ là cơ sở để học sinh về nhàtiếp tục triển khai chi tiết theo hướng xây dựng bản đồ tư duy, phục vụ cho việc họcbài, ôn bài. Phần củng cố bài học sẽ theo hướng xây dựng những trò chơi hoặc nhữngbài tập nhỏ, sẽ là cơ hội để học sinh hiểu sâu và nhớ lâu những gì mình đã học, có sựliên kết, mở rộng đến kiến thức của những môn học khác, lĩnh vực khác. Đây cũng làphần mà chúng tôi thường chia nhóm hoạt động sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thầntập thể, rèn luyện năng lực làm việc nhóm. Ngoài ra, hai phần này, chúng tôi thiết kếtrên powerpoint, mang lại tính trực quan, sinh động và có thể dễ dàng chia sẻ với bạnbè đồng nghiệp. Phần thiết kế sẽ nhanh chóng được áp dụng rộng rãi, tiếp tục đượcbổ sung, cải tiến ở những năm tiếp theo. Trên cơ sở những thiết kế đã có, giáo viên cóthể tiến hành thực hiện mô hình thiết kế này đối với những bài học còn lại trongchương trình Ngữ văn lớp 10,11, 12 . Đó là những mong muốn của chúng tôi khi tiếnhành áp dụng sáng kiến này.II. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để thực hiện tốt sáng kiến, chúng tôi tập trung vào những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy Ngữ văn cấp THPT, đặc biệt là tài liệuvề xây dựng bài giảng điện tử - Khảo sát thực tế các giờ học: việc dạy của giáo viên và việc học, độ hứng thú,tập trung của học sinh. - Lên kế hoạch và tiến hành thao giảng, dự giờ. - Trao đổi, rút kinh nghiệm giờ dạy, cải tiến, bổ sung. - Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó tiếp tục có sựđiều chỉnh hợp lý. - Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá ở các kì thi để có hướng phát triển, mởrộng sáng kiếnIII. Phạm vi nghiên cứu. 2 Phạm vi của sáng kiến tập trung vào việc xây dựng sơ đồ cho phần tổng kết bàihọc, xây dựng trò chơi cho phần củng cố bài học đối với nhóm bài văn học trung đạitrong chương trình Ngữ văn lớp 11.IV. Mục đích nghiên cứu. Sáng kiến chúng tôi tập trung nghiên cứu sẽ giúp giáo viên thực hiện và tíchluỹ kinh nghiệm như sau: - Tổng kết bài học một cách hiệu quả. - Tạo được hứng thú cho toàn bộ giờ học. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò trung tâm của học sinh trong giờ học. - Tích hợp kiến thức liên môn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: