Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp ngăn ngừa các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.07 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (47 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng tác động đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, song các giải pháp được đưa ra có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp cho nhiều trường THPT ở các địa bàn khác, nhất là với các trường ở khu vực đô thị, trung tâm như thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và những khu vực đang phát triển khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp ngăn ngừa các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị xã Hoàng Mai là một đô thị “trẻ” nên các mặt kinh tế - xã hội đang pháttriển từng ngày. Trong quá trình đó, nhiều mặt trái của xã hội cũng hình thành, tácđộng tiêu cực đến người dân nói chung, học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinhTHPT. Điều đó được biểu hiện rõ qua các mặt sau đây: Kinh tế thị trường mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên những tác động của nóvề giá trị, đồng tiền, cạnh tranh....ít nhiều có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội vàthanh, thiếu niên. Những nhận thức làm giàu bằng mọi giá, cái gì cũng có thể giảiquyết bằng tiền hoặc rất nhiều tiền sẽ tạo ra những người trẻ lệch lạc về nhân cách,vô cảm hoặc thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Những giá trị đạođức gia đình, cộng đồng, xã hội bị phá bỏ và thay vào đó sự ích kỉ dần chiếm lĩnh,điều này có tác động tiêu cực đến nhận thức tìm hiểu và chấp hành pháp luật củathanh, thiếu niên. Những hành vi lệch chuẩn trong xã hội có lúc, có nơi chưa bị lên án, xử lýđúng đắn tạo nên tâm lý nghi ngờ, mất niềm tin vào pháp luật của người dân vàthanh, thiếu niên. Nhận thức của tuổi trẻ và ảnh hưởng của mạng xã hội: Học sinh THPT là lớpngười trẻ chưa có nhiều kiểm nghiệm, dễ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc, lạ, mớimà ít có sự đánh giá, phân tích để định hướng hành động đúng. Nếu gia đình, nhàtrường, xã hội lơ là hoặc thiếu tích cực thì những tư tưởng, hành vi lệch lạc sẽ rấtdễ ăn sâu, bám rễ vào thanh, thiếu niên không phân biệt đúng sai, không phân biệtthiện ác. Qua quá trình thực hiện công tác quản lý và giáo dục học sinh, chúng tôi nhậnthấy những tác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai từnguy cơ đến thực tiễn. Chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, kiên trì áp dụng các giảipháp và đạt được hiệu quả cao. Từ đó, chúng tôi viết thành đề tài sáng kiến kinhnghiệm mang tên: “Giải pháp ngăn ngừa các yếu tố tác động tiêu cực đến họcsinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An”. Đây là một đề tài có tính mới và rất thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệuquả công tác giáo dục học sinh.II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện bằng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứukhoa học sau đây:1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để tìm hiểu sâu về các tác động đếntâm lý, nhận thức của học sinh trong các trường THPT theo các khía cạnh khácnhau. Từ đó liên kết các yếu tố liên quan để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầyđủ và sát đúng với thực tế, có khả năng vận dụng hiệu quả vào việc ngăn ngừa cáctác động tiêu cực đến học sinh THPT trên địa bàn. 12. Phương pháp thăm dò, khảo sát Tiến hành thăm dò để biết được quan điểm và nhận thức của đối tượng nghiêncứu, khảo sát để nắm bắt số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu như: nhận địnhvề các yếu tố tiêu cực, hạnh kiểm học sinh, số học sinh thôi học,…3. Phương pháp mô hình hóa + Các số liệu thăm dò, khảo sát được biểu diễn, mô tả bằng các bảng biểu, biểuđồ để làm nổi bật ý nghĩa của các số liệu. + Từ đó, tổng hợp và phân tích số liệu để tìm ra những tác động mang tính phổbiến đối với đối tượng nghiên cứu. + Các giải pháp đưa ra nhằm ngăn ngừa hiệu quả các tác động tiêu cực đến họcsinh, được sơ đồ hóa để thể hiện tính trực quan về vai trò của các giải pháp và tácđộng qua lại giữa chúng.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học Các giải pháp đưa ra đã được áp dụng vào hai trường THPT trên địa bàn thị xãHoàng Mai. Từ đó đánh giá tính sát đúng và hiệu quả của giải pháp đã xây dựng.5. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm Nghiên cứu và xem xét lại những thành quả trong những năm học trước để rút rakết luận bổ ích cho thực tiễn hiện nay và tính khoa học của vấn đề nghiên cứu.III. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động tiêu cực đến học sinh ở 2 trường THPTtrên địa bàn thị xã Hoàng Mai 2 là THPT Hoàng Mai và THPT Hoàng Mai. Tác động tiêu cực đến học sinh được nghiên cứu bao gồm: tác động đến ý chí,lí tưởng; tác động đến phẩm chất, tư cách đạo đức và tác động đến quá trình họctập và kết quả học tập. Thời gian tiến hành nghiên cứu và áp dụng: Từ năm học 2018-2019 đến hếthọc kỳ 1 năm học 2020 - 2021.IV. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Mặc dù đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tácđộng đến học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, song các giải pháp đượcđưa ra có thể vận dụng linh hoạt, phù hợp cho nhiều trường THPT ở các địa bànkhác, nhất là với các trường ở khu vực đô thị, trung tâm như thành phố, thị xã, thịtrấn, thị tứ và những khu vực đang phát triển khác.V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đây là đề tài rất mới và rất thiết thự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: