Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giảng dạy yếu tố tình huống truyện trong các truyện ngắn Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa và Những đứa con trong gia đình

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc giảng dạy yếu tố tình huống truyện trong các truyện ngắn “Vợ nhặt”, “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Những đứa con trong gia đình” cần thiết phải được có một vị trí xứng đáng khi tiến hành phân tích các tác phẩm này ở chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao. Việc giảng dạy đó nhất thiết phải gắn liền với việc trang bị cho học sinh những kiến thức lí luận đơn giản nhưng sâu sắc về tình huống truyện. Nếu không, những bài giảng về tác phẩm sẽ đặt học sinh vào thế phải chấp nhận một cách thụ động. Và do vậy, học sinh cũng sẽ dễ dàng quên nhanh những loại kiến thức mang tính áp đặt như vậy. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến "Giảng dạy yếu tố tình huống truyện trong các truyện ngắn Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa và Những đứa con trong gia đình" sau đây nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giảng dạy yếu tố tình huống truyện trong các truyện ngắn Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa và Những đứa con trong gia đình1 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY YẾU TỐ TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT”,“CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” Người viết: TRƯƠNG VĂN QUANG Trường: THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Năm học 2012-20132I.Tên đề tài Giảng dạy yếu tố tình huống truyện trong các truyện ngắn “Vợ nhặt”,“Chiếc thuyền ngoài xa” và “Những đứa con trong gia đình”II.Đặt vấn đề Việc giảng dạy yếu tố tình huống truyện trong các truyện ngắn “Vợ nhặt”,“Chiếc thuyền ngoài xa” và “Những đứa con trong gia đình” cần thiết phải được cómột vị trí xứng đáng khi tiến hành phân tích các tác phẩm này ở chương trình Ngữvăn 12 Nâng cao. Việc giảng dạy đó nhất thiết phải gắn liền với việc trang bị chohọc sinh những kiến thức lí luận đơn giản nhưng sâu sắc về tình huống truyện. Nếukhông, những bài giảng về tác phẩm sẽ đặt học sinh vào thế phải chấp nhận mộtcách thụ động. Và do vậy, học sinh cũng sẽ dễ dàng quên nhanh những loại kiếnthức mang tính áp đặt như vậy.III.Cơ sở lý luận Cùng như thơ ca, việc đi sâu vào thế giới của truyện ngắn cũng có conđường riêng của nó. Con đường riêng dẫn vào không gian và thời gian cũng như sựtình của truyện ngắn cũng tuân thủ những đặc thù của thể loại từng được xem làmột lát cắt của cuộc sống này. Có thể kể ra những yếu tố đặc thù của truyện ngắnnhư phương thức tự sự, lời kể, cốt truyện và không thể không nhắc đến một yếu tốtừng được xem là xương sống của một truyện ngắn - yếu tố tình huống truyện. Khikhẳng định như vậy, người viết Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này vẫn biếttruyện ngắn hiện đại và đặc biệt là hậu hiện đại đã xuất hiện những đại biểu têntuổi như Thuận, Hồ Anh Thái, Nguyễn Đình Tú,...đang mở ra những cách viếtmang tính thể nghiệm đáng được chú ý về cách kể chuyện theo dòng ý thức, thậmchí theo kiểu vô thức với hiện thực được lắp ghép từ những mảnh ghép cuộc sốngtưởng chừng như ngẫu nhiên, rời rạc có vẻ như bất chấp tình huống truyện. Tìnhhuống truyện không phải là tất cả giá trị của một truyện ngắn. Và không phải tất cảnhà văn đều quan tâm như nhau đến việc xây dựng nó trong tác phẩm của mình.Tuy vậy, khi đối diện với những tác phẩm có sự đầu tư về xây dựng tình huốngtruyện, việc có một kiến thức đầy đủ về mặt lí luận và một cách phân tích có sơ sởkhoa học về nó là cần thiết. Nhất là đối với việc đọc hiểu tác phẩm truyện ngắntrong chương trình Ngữ văn 12 - lớp cuối cùng của chương trình trung học phổthông, lớp đối mặt với mùa thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học.IV.Cơ sở thực tiễn Đối với học sinh 12 học theo chương trình Chuẩn trong các trường trung họcphổ thông nói chung, việc được trang bị những kiến thức lí luận cơ bản nhất để cóthể tự mình tìm hiểu và phân tích yếu tố tình huống truyện được đặt ra trong mộtsố tác phẩm truyện ngắn trong chương trình 12 xem như là không có gì. Những gì3được viết trong sách giáo khoa và tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng 12 không đủ chocả thầy và trò tiếp cận vấn đề một cách cần thiết nhất. Người dạy phải bằng kiếnthức tự tìm hiểu và nghiên cứu riêng, tự sắp xếp thời gian để bổ sung kiến thức chohọc trò vì chương trình không phân bố lượng thời gian riêng để giảng dạy yếu tốtình huống truyện. Ở chương trình Nâng cao tình hình có sáng sủa hơn. Sách giáokhoa ít nhiều có đề cập đến đơn vị kiến thức này dưới dạng kiến thức lí luận.Nhưng sự kết hợp giữa kiến thức lí luận và thực tiễn sinh động của tác phẩm thựcsự là một vấn đề vẫn chưa được đặt ra. Việc kết hợp lí luận với việc phân tích tìnhhuống truyện trong những truyện ngắn nổi rõ yếu tố này để củng cố kiến thức líluận và để nhận diện vấn đề đầy đủ hơn trong những tác phẩm cụ thể nhằm nângcao kiến thức và đáp ứng yêu cầu của các đề thi đại học và học sinh giỏi vẫn chưađược đặt ra hoặc giả có đặt ra thì vẫn chưa hướng đến một cách làm mang tính cụthể, khoa học. Người viết Sáng kiến kinh nghiệm này cũng thực tình chỉ quan tâmđầy đủ đến vấn đề giảng dạy này từ vài năm nay và nhận ra một điều thành tâmmuốn chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp: nếu người thầy có ý thức tổ chức tiết dạycủa mình theo hướng trang bị kiến thức về tình huống truyện cho học sinh rồi dùngkiến thức đó soi rọi vào các tác phẩm nổi trội về tình huống truyện như “Vợ nhặt”,“Chiếc thuyền ngoài xa” và “Những đứa con trong gia đình”, tin rằng học sinh sẽnắm rất vững vấn đề, có thể vận dụng kiến thức đó vào thực tế bài thi cũng nhưthực tiễn đọc tác phẩm sau này khi vào đời.V.Nội dung đề tài Để giúp học sinh hiểu sâu sắc vai trò và diễn biến của tình huống truyệntrong các truyện ngắn “Vợ nhặt”, “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Những đứa controng gia đình”, người viết SKKN đã cùng các em đối thoại triệt để về phần kháiniệm tình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: