Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho học sinh THPT miền núi huyện Tương Dương thông qua chủ đề Dinh dưỡng khoáng ở thực vật - Sinh học 11

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.30 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho học sinh THPT miền núi huyện Tương Dương thông qua chủ đề Dinh dưỡng khoáng ở thực vật - Sinh học 11 " nhằm thiết kế chủ đề dạy học Dinh dưỡng khoáng ở thực vật - Sinh học 11 chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn và các hoạt động trải nghiệm để giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường sống cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho học sinh THPT miền núi huyện Tương Dương thông qua chủ đề Dinh dưỡng khoáng ở thực vật - Sinh học 11 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT TƢƠNG DƢƠNG I -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài:GIÁO DỤC NÂNG CAO Ý THỨC SỬ DỤNG HỢP LÍ PHÂN BÓN, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÖI HUYỆN TƢƠNG DƢƠNGTHÔNG QUA CHỦ ĐỀ “ DINH DƢỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11” Lĩnh vực: Sinh học Họ và tên: Nguyễn Thị Oanh Tổ: Tự Nhiên Số điện thoại: 0982.142.767 Năm thực hiện: 2021 -2022 -0- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợpvới đối tượng học sinh là rất cần thiết. Đặc biệt đối với bộ môn sinh học thì hoạtđộng học tập yêu cầu học phải gắn liền với thực tiễn để đem lại hiệu quả học tập vàtạo khả năng hứng thú cho học sinh. Hiện nay khi mục tiêu giáo dục của Đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu cầucủa xã hội đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diệnkhông chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, phẩm chất tốt. Không chỉ lĩnh hộiđược kiến thức mà phải lĩnh hội được con đường, phương pháp chiếm lĩnh kiếnthức đó cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thìviệc đổi mới phương pháp dạy học là điều trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đểhọc sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa rờithực tiễn mà nó gần gũi với chính từng gia đình mỗi em học sinh. Từ đó học sinhhình thành nhu cầu, hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao. Xuất phát từ thực tiễn trường trung học phổ thông (THPT) Tương Dương 1 làtrường đóng trên địa bàn huyện Tương Dương, một huyện miền núi nghèo của tỉnhNghệ An nơi đa số gia đình các em học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số sống nhờsản xuất nông nghiệp. Đặc biệt mấy năm gần đây huyện Tương Dương đã chủtrương giúp bà con mở rộng sản xuất nông nghiệp, tập trung chuyển giao khoa họckĩ thuật, đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng,khuyến khích khai hoang, phục hoá tăng diện tích cây trồng, chuyển diện tích câylúa, màu kém hiệu quả sang trồng ngô và rau màu. Từng bước tăng diện tích, nângcao năng suất, sản lượng các loại cây trồng. Xác định cây con chủ lực để đưa vào sảnxuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo hàng hóa, thực hiện tốt công tác liên kếttrong sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh việc đưa các giống mới vào sản xuất thử, đãđược trồng nhiều và có hiệu quả ở các huyện khác. Tổ chức xây dựng và triển khaikế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).Thực hiện tốt côngtác tuyên truyền để chính quyền địa phương, nhân dân hiểu về ý nghĩ và tầm quantrọng của chương trình, từng bước tạo ra các sản phẩm đặc trưng chủ lực chohuyện, được công nhận đạt được các tiêu chí theo quy định của chương trình; hìnhthành và phát triển các sản phẩm mới. Các sản phẩm dự kiến đưa vào hồ sơ đăngký: Cà chua múi, Nghệ đỏ, Rau an toàn, Cà ngọt, Gạo nếp cẩm, xoài TươngDương. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng kết hợp vớitrồng rừng (VACR), từng bước tăng thêm thu nhập, giúp bà con dần thoát nghèo.Đặc biệt giúp hạn chế tập quán du canh, du cư của gia đình học sinh vùng dân tộcthiểu số. Tuy nhiên, để hỗ trợ bố mẹ trong sản xuất nông nghiệp, đem lại năng suấtcao cho cây trồng thì học sinh phải biết rõ vai trò, đặc điểm, tính chất, ứng dụngcủa các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là các nguyên tố dinh dưỡngkhoáng thiết yếu, cách sử dụng chúng trong việc bón cho cây trồng như thế nào làhợp lí để đem lại năng suất cao mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó -1-các em có thể về trải nghiệm tại địa phương cũng như trên chính những mảnh vườncủa gia đình mình. Từ thực trạng trên, để góp phần giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phânbón trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong trồng trọt đem lại năng suất cao,góp phần tăng thêm thu nhập, giúp bảo vệ môi trường sống, hạn chế tập quán ducanh, du cư của gia đình học sinh THPT vùng dân tộc thiểu số huyện miền núiTương Dương, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN):“Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho họcsinh THPT miền núi huyện Tương Dương thông qua chủ đề Dinh dưỡngkhoáng ở thực vật - Sinh học 11 ” 2. Mục tiêu của đề tài: - Thiết kế chủ đề dạy học “ Dinh dưỡng khoáng ở thực vật - Sinh học 11 ”chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, với trung tâm tập trung vàohọc sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thựctiễn và các hoạt động trải nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: