Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - THPT

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.83 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản của quê hương cho học sinh. Cung cấp và bổ sung các kiến thức về địa lý địa phương, cũng như các kiến thức về di sản huyện Con Cuông để giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy ngoại khóa địa lý địa phương phù hợp với tình hình và đặc điểm học sinh của đơn vị mà mình giảng dạy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - THPTPHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Ngày 27/7/2018, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghịBảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững. Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “việc bảo tồn và phát huy di sản không chỉ làtrách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần chúng và cộng đồng; cần sửdụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản, tạo điềukiện thuận lợi nhất để nhân dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản”.Thủ tướng khẳng định: “Di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước, làkết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác đã dày công tạodựng. Cái gì cũng có thể xây được, sản xuất được, sáng tác được nhưng di sản thìkhông thể tạo ra được”. Vì vậy, cần bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di tíchlịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh đất nước mà nhân dân đóngvai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị các di sảnđó. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi đểgiáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Trong đó cáckiến thức về địa lý địa phương, về các di sản, các danh lam thắng cảnh đóng vai tròquan trọng. Vì thế, việc dạy học địa lý địa phương gắn với thực tiễn các di sản, danhlam thắng cảnh tạo điều kiện cho học sinh nâng cao hiểu biết về các di sản có tại quêhương, địa phương mình; đồng thời giáo dục cho học sinh ý thức gìn giữ, bảo tồn vàphát huy giá trị những di sản văn hóa của quê hương, giúp học sinh tìm hiểu, đánh giáđúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế -xã hội của địa phương. Từ đó giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, lao động sảnxuất, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Việc đưa kiến thức địa lý địa phương gắn với thực tiễn các di sản vào dạy học sẽgóp phần bổ sung kiến thức thực tế về địa phương cho học sinh. Giúp cho học sinhhiểu về địa phương mình và làm giàu tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn cácem. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng kiến thức về địa lý địa phương trong trường phổthông vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình Địa lý THPT. Ngoài các tiếtdạy địa lý địa phương theo quy định trong phân phối chương trình, các thầy (cô) giáochưa thường xuyên đưa kiến thức địa lý địa phương, kiến thức về các di sản, các danhlam thắng cảnh vào bài giảng. Do đó, việc cung cấp và bổ sung kiến thức địa lý địaphương gắn với các di sản vào dạy học hiện nay là rất cần thiết, góp phần phát triểnkỹ năng học tập, kỹ năng tự lĩnh hội kiến thức cho học sinh. Theo công văn 3414/ BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dụctrung học 2020 – 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo một lần nữa nhắc đến việc “tiếp tục 1thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học một số môn học phù hợp” đâycũng là một hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.Và tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Con Cuông lần thứ XXVII (nhiệm kì 2020 –2025) vấn đề phát triển du lịch cũng đã được nhấn mạnh: “tập trung phát triển du lịchsinh thái gắn với du lịch cộng đồng, di sản văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch vănhóa”. Theo đó, Con Cuông tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp, chỉ đạo quyết liệt hơntheo tinh thần “làm” du lịch một cách thực chất, hiệu quả và có tính bền vững. Tăngcường công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản là một trong những nhiệm vụhàng đầu; Bên cạnh đó vấn đề tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các di sản, di tích lịchsử, di tích văn hóa và di sản thiên nhiên của huyện nhà cũng có vai trò rất quan trọng. Là một người lớn lên và trưởng thành từ mảnh đất Con Cuông, tiếp tục đượcphục vụ cho huyện nhà trong ngành giáo dục, bản thân tôi rất tự hào về quê hương vàmong muốn với bộ môn của mình giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương thôngqua giáo dục ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản của huyện ConCuông, đồng thời nhằm “trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồidưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đãhọc để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” như công văn3414/BGDĐT-GDTrH (ngày 04/9/2020). Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Giáo dục ý thứcbảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểuvề di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm vớihi vọng đề tài của mình sẽ góp phần làm đẹp thêm quê hương, là tư liệu để đồngnghiệp tham khảo ứng dụng trên các trường phổ thông của huyện Con Cuông.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giátrị những di sản của quê hương cho học sinh. Cung cấp và bổ sung các kiến thức về địa lý địa phương, cũng như các kiến thứcvề di sản huyện Con Cuông để giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy ngoại khóađịa lý địa phương phù hợp với tình hình và đặc điểm học sinh của đơn vị mà mìnhgiảng dạy. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:- Hệ thống hoá cơ sở lý luận dạy học gắn với bảo tồn di sản, dạy học ngoại khóa.- Tìm hiểu thực trạng dạy học gắn với di sản trong trường phổ thông.- Tìm hiểu tổng quan về huyện Con Cuông 2- Xây dựng hoạt động dạy học ngoại khóa di sản ở huyện Con Cuông trong dạy họcĐịa Lý - THPT.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tích hợp kiến thức địa lý địa phương gắn với di sản củahuyện Con Cuông vào dạy học Địa Lý cho họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: