Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống kiến thức cho học sinh yếu kém môn Hoá học với 10 nội dung căn bản

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài "Hệ thống kiến thức cho học sinh yếu kém môn Hoá học với 10 nội dung căn bản" nhằm hệ thống lại các kiến thức căn bản nhất của hoá học với cách thức ghi nhớ tinh gọn nhất cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống kiến thức cho học sinh yếu kém môn Hoá học với 10 nội dung căn bản SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀIHỆ THỐNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HOÁ HỌC VỚI 10 NỘI DUNG CĂN BẢN LĨNH VỰC: HOÁ HỌC  Năm: 2021 - 2022  SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀIHỆ THỐNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HOÁ HỌC VỚI 10 NỘI DUNG CĂN BẢN LĨNH VỰC: HOÁ HỌC Họ và tên: Nguyễn Phương Kháng Chức vụ: Phó HT trường Đô Lương 1 Môn: Hoá Học tổ Khoa học tự nhiên  Năm: 2021 - 2022  MỤC LỤC CÁC MỤC TRANGPhần 1. MỞ ĐẦU 1Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21. Cơ sở lý luận. 22. Cơ sở thực tiễn. 23. Nội dung nghiên cứu. 23.1. Xây dựng hệ thống kiến thức căn bản 23.1.1. Nội dung 1: Hoá trị và danh pháp hợp chất vô cơ 23.1.2. Nội dung 2: Bảng tính tan 53.1.3. Nội dung 3: Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá – 7khử3.1.4. Nội dung 4: Phương pháp viết phương trình ion thu gọn 93.1.5. Nội dung 5: Dãy hoạt động hoá học của kim loại 123.1.6. Nội dung 6: Quy luật xảy ra các phản ứng phổ biến 143.1.7. Nội dung 7: Các công thức và phương pháp tính toán dựa 21vào phương trình hoá học.3.1.8. Nội dung 8: Giới thiệu một số phương pháp cơ bản giải bài 27tập hoá học.3.1.9. Nội dung 9: Hệ thống bài tập luyện tập 323.1.10. Nội dung 10: Hệ thống các bài kiểm tra để rèn luyện đánh 40giá3.2. Thực nghiệm sư phạm 49PHẦN 3. KẾT LUẬN 49 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên, các kiến thức nặng về tính thực nghiệmvà tính logic. Để một học sinh tiếp thu được kiến thức của môn Hoá học cần có mộtnền tảng kiến thức vững chắc, có tính gắn kết và đòi hỏi học sinh phải nhớ một lượngkiến thức căn bản khá nhiều. Những học sinh có được nền tảng kiến thức vững chắcthì môn Hoá học là môn các em rất đam mê, vì kiến thức Hoá học giàu tính thựcnghiệm, gắn liền với kiến thức thực tiễn quanh ta… Hiện nay rất nhiều trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An học sinh theo ban KHTNrất ít, có những trường không có hoặc chiếm chưa đến 30% so với toàn trường, đâylà thực trạng đáng buồn cho ban KHTN trong đó có bộ môn Hoá học. Thực trạngnày không phản ánh đúng nhu cầu xã hội, vì nhu cầu xã hội về nghề nghiệp thì kiếnthức liên quan đến KHTN chiếm chủ yếu. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên thì cónhiều, nhưng nguyên nhân căn bản là ban KHTN học sinh khó học, khó tiếp thu, đòihỏi một kiến thức nền vững chắc, trong lúc đó ban KHXH thì dễ học, dễ tiếp thu hơnvà không đòi hỏi kiến thức nền quá lớn như KHTN. Thực trạng về môn Hoá học chothấy môn Hoá học học sinh hầu hết bị hổng kiến thức căn bản rất nhiều, hầu hết ởTHCS các em cơ bản tập trung mạnh cho 3 môn Toán, Văn, Anh để thi chuyển cấp,các em chưa chú trọng cho môn Hoá học dẫn tới các em bị hổng môn Hoá từ lớp 8và 9. Khi lên THPT các em rất khó tiếp thu môn Hoá khi kiến thức nền tảng THCScác em bị hổng nên các em hoang mang và không biết bắt đầu học từ đâu và học nhưthế nào, vì thế nhiều em khi học môn Hoá sẽ có cảm giác chán nản, nên lựa chọncủa các em là tránh né môn Hoá như lựa chọn các khối A1, D, C…. Thực trạng nàyrất thiệt thòi cho các em và cho chính những người giáo viên trực tiếp giảng dạymôn Hoá học. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hệ thống kiến thức cho học sinh yếu kémmôn Hoá học với 10 nội dung căn bản” để giảng dạy và góp phần giúp đỡ giáoviên và học sinh khác trong học tập và giảng dạy học sinh yếu kém môn Hoá học. Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tôi khẳng định tính mới và tính cấp thiếtcủa đề tài. Đề tài sẽ có tác dụng thiết thực cho những học sinh yếu kém và trungbình, qua đó sẽ làm cho các em thích thú, yêu, tự tin và có động lực hơn khi học tậpmôn Hoá học. 2. Mục đính, nhiệm vụ của đề tài Mục đích ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: