Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề: Địa lí Nông nghiệp lớp 10

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.06 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm gắn liền giữa kiến thức lí thuyết với thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở địa phương, nâng cao chất lượng dạy học làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, từ đó phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như thực tiễn cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề: Địa lí Nông nghiệp lớp 10 PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng củađổi mới giáo dục được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục quan tâm hàng đầu,nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong thời đại mới. Định hướng quan trọngtrong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo,phát triển năng lực cộng tác làm việc của người học. Trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài sáng kiến, chúng tôi có tìm hiểucác đề tài SKKN đã làm của các giáo viên, chúng tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cậpđến vấn đề đổi mới phương pháp cho học sinh như dạy học chủ đề, dạy học dự ánhay dạy học stem, dạy học trải nghiệm… Trong các công trình nghiên cứu, sách,bài viết sưu tìm được về vấn đề dạy học theo hướng dạy học gắn với việc tổ chứctrải nghiệm thực tế chúng tôi thấy các đề tài đã được công nhận cơ bản triển khaitheo hướng cho học sinh trải nghiệm thực tế trước sau đó về triển khai các phươngán dạy học, còn lại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụngkiến thức đã học để liên hệ ở địa phương nhằm giáo dục tình yêu quê hương , đồngthời hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thông qua sản xuất ởđịa phương . Đó là cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài theo hướng này. Kết quảnghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với dạy họcgắn liền với thực tiễn cho học sinh, góp phần làm tăng khả năng nắm bắt kiến thứcvà hứng thú học tập cho học sinh. 2. Lí do chọn đề tài Dạy học gắn liền với thực tiễn để nhằm phát triển các phẩm chất và năng lựccho học sinh đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo hếtsức quan tâm. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã banhành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáodục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêuđổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diệnvề chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và địnhhướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thứcsang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức,trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Quan điểm của chương trình Giáo dục phổ thông mới cũng đã nhấnmạnh đến việc dạy học gắn với thực tiễn để phát huy tối đa các phẩm chất năng lựccủa người học nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước cũng như tiến 1bộ của thời đại: “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chấtvà năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản,thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiếnthức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp họcdưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổchức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phươngpháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dụcđể đạt được mục tiêu đó”. Trong mục tiêu của Chương trình giáo dục Phổ thông2018 cũng đã nhắc đến là “...giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vậndụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có địnhhướng, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,.....có những đóng góp tích cực vào sự pháttriển của đất nước và nhân loại” Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã đề cập đến vấn đềhoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. Giáo dục và dạyhọc thông qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn ngày càng phổ biến và có tácđộng tích cực đến việc giáo dục cho học sinh các phẩm chất và năng lực cần thiết.Dạy học chỉ truyền thụ kiến thức một chiều từ sách giáo khoa sẽ làm cho học sinhnhàm chán và không mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, xu hướng dạyhọc giáo dục hướng học sinh đến các hoạt động trải nghiệm thực tiễn gắn kiến thứcđã học vào trong thực tiễn, giúp học sinh chủ động hơn trong việc tiếp nhận trithức và biết vận dụng những tri thức đó để giải quyết các vấn đề thực tế mang lạihiệu quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục. Mặt khác, việc cho học sinhđược trải nghiệm về những vấn đề được học thể hiện trên thực tế sẽ mang lại chocác em cảm giác hứng thú, thoải mái, từ đó các em sẽ có sự đam mê hơn với bàihọc và môn học. Điều kiện tự nhiên của địa phương nơi học sinh sinh sống có nhiều thế mạnhđể phát trển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nhưng việc khai thácthế mạnh đó chưa thực sự được quan tâm. Thông qua hoạt động trải nghiệm nàynhằm hình thành cho học sinh có được nhận thức về tiềm năng kinh tế của địaphương mình là rất lớn và có thể phát huy hiệu quả cao để đẩy mạnh phát triểnkinh tế địa phương nói chung và gia đình của các em nói riêng. Bước đầu hình thành cho học sinh tư duy phát triển nền nông nghiệp theohướng hàng hóa từ đó học sinh có thể đưa ra được những giải pháp nhằm phát huyđược những thế mạnh của địa phương trong phát triển ngành nông nghiệp theohướng hàng hóa. Ngoài ra đề tài muốn góp phần định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh nhìnnhận được tiềm năng phát triển kinh tế trên chính quê hương mình từ đó học sinhcó những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn đồng thời góp phần cung cấp nhân lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: