Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và phát triển một số bài toán trong sách giáo khoa Toán 10 để tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 749.96 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Khai thác và phát triển một số bài toán trong sách giáo khoa Toán 10 để tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh" là chỉ ra những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình học tập môn toán. Lí do các em chưa yêu thích môn toán và đưa ra giải pháp để giúp học sinh khối 10 tiếp cận các bài tập ở mức độ vận dụng một cách nhẹ nhàng, có hệ thống từ đó giúp các em tự tin, có hứng thú trong học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và phát triển một số bài toán trong sách giáo khoa Toán 10 để tạo hứng thú học tập, góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ ------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ BÀI TOÁNTRONG SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 10 ĐỂ TẠO HỨNGTHÚ HỌC TẬP, GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Người thực hiện: Lê Duy Hân Tổ bộ môn: Toán - Tin Năm thực hiện đề tài: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0988698112 Nghệ An - 2022 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Một trong những vấn đề cốt lõi trong đổi mới phương pháp dạy học hiệnnay đó là dạy học hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực cho ngườihọc, trong đó năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, trong nhà trường phổ thông nhiềugiáo viên vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc vận dụng các phương phápdạy học tích cực trong quá trình giảng dạy, vì thế chưa phát huy được nhiều ởhọc sinh sự chủ động, tính tích cực, tự giác, học sinh ít được tham gia vào quátrình hình thành kiến thức, tri thức. Dạy học bài tập toán có nhiều cơ hội để góp phần hình thành và phát triểnnăng lực cho học sinh. Trong học tập bài tập toán, nhiều học sinh đã làm tốt cácbài tập ở mức độ nhận biết, thông hiểu trong sách giáo khoa, nhưng khi làm cácbài tập có tính vận dụng thì lại gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyênnhân quan trọng dẫn đến những khó khăn đó là do trong quá trình dạy học bàitập toán, giáo viên chưa quan tâm đến việc định hướng học sinh tìm ra cách thứcđể khai thác kiến thức cơ bản, phát triển các bài tập theo hệ thống logic, các emkhông biết rõ nguồn gốc của những bài toán đó từ đâu ra và giải bài toán như thếnào, do đó không khơi dậy được niềm đam mêm học tập của học sinh cũng nhưkhông tạo được nhiều cơ hội để góp phần hình thành và phát triển năng lực chohọc sinh.Ngoài ra việc thiếu động cơ học tập, thiếu sự định hướng về tương laidẫn đến các em học tập hời hợt nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại trà. Từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Khai thác vàphát triển một số bài toán trong sách giáo khoa toán 10 để tạo hứng thú học tập,góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào những khó khănhọc sinh gặp phải trong quá trình học tập môn toán, khi bắt gặp một bài toánkhó. Qua đó đưa ra giải pháp để khắc phục khó khăn của học sinh trong quátrình học tập và để hình thành cho các em những phẩm chất năng lực cần thiết. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi nghiên cứu dựa trên thực tiễn giảng dạy cáclớp nguồn, ý kiến khảo sát của các em có học lực yếu, trung bình, khá và giỏilớp 10. Qua đó tôi tập trung vào giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các em họcsinh. Giải pháp tôi đưa ra chủ yếu ở hai phần chính: 1 Phương pháp tạo hứng thú, hướng dẫn các em cách phân tích và xử lí sốliệu điều tra, cách tạo dựng một chuyên đề về toán học qua đó tạo niềm say mêhọc toán ở các em. Sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa mà các em có thể làm được ởmức độ nhận biết, thông hiểu. Qua đó thay đổi, thêm bớt một số dữ kiện bài toánđể được một bài toán mới ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao. Từ đó hình thành ở các em năng lực tư duy sáng tạo, logic để liên kếtnhững dạng toán cơ bản trong sách giáo khoa từ đó hình thành hướng giải quyếtvấn đề cho những bài toán ở mức độ vận dụng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chỉ ra những khó khăn học sinh gặpphải trong quá trình học tập môn toán. Lí do các em chưa yêu thích môn toán vàđưa ra giải pháp để giúp học sinh khối 10 tiếp cận các bài tập ở mức độ vậndụng một cách nhẹ nhàng, có hệ thống từ đó giúp các em tự tin, có hứng thútrong học tập. Qua đó hình thành ở các em những năng lực và phẩm chất cầnthiết để học tập và trong cuộc sống. Ngoài ra đề tài làm nổi bật được những khókhăn mà học sinh thường mắc phải trong quá trình học tập môn toán . Để từ đóhiểu được tâm lí của các em học yếu môn toán nhằm giúp bản thân điều chỉnhđược phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiến hành lấy số liệu thống kê số học sinh thích học môn Toán, số họcsinh không thích học môn Toán. Lí do thích học môn toán và lí do không thíchhọc môn toán của học sinh khối 10 năm học 2021- 2022. Qua đó thống kê những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: